Tại thành phố Lạc Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc), có một tượng Phật nổi tiếng thế giới xây dựng từ thời nhà Đường. Người địa phương thường truyền tụng nhau những câu nói như: “Đại Phật rửa chân, Lạc Sơn mất ngủ” hay “Đại Phật rửa chân, thiên hạ đại loạn”…

Sáng ngày 18/8/2020, một trận lũ lớn chưa từng có đã dâng nước lên tận bệ đá dưới chân tượng Lạc Sơn Đại Phật. Các ngón chân của bức tượng dầm mình trong nước lũ, ứng với điềm “Đại Phật rửa chân”. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, một sự kiện kỳ lạ như thế lại mới xảy ra…

Lũ lên cao khiến người ta phải chất lên rất nhiều bao cát lớn để chặn dòng nước tràn vào chân tượng Phật. Nhưng mọi sự cố gắng vẫn bất thành. Điều này khiến rất nhiều người lo lắng về một thảm hoạ còn lớn hơn nữa sẽ ập tới trong tương lai.

Lạc Sơn Đại Phật có tên gọi đầy đủ là “Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng”, được xây dựng vào khoảng giữa triều đại nhà Đường (từ năm 713 đến năm 803), cao 71 mét, là bức tượng Phật tạc bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên. Bức tượng đá tọa lạc đối diện với núi Nga Mi và có dòng sông chảy ngay phía dưới chân của tượng Phật.

Từ lâu, du khách thập phương đã tặng cho Lạc Sơn Đại Phật những danh xưng đầy mĩ miều, tôn kính như: “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn” (tạm dịch: Núi là một vị Phật đang ngồi, Phật là một ngọn núi đang đứng). Dãy núi Lăng Vân, nơi tạc tượng Phật, được cho là có hình dáng tương tự như hình Phật đang ngủ khi nhìn từ phía sông. Tượng Lạc Sơn Đại Phật lại nằm ở vị trí của tim, đây là ngụ ý “tâm trung hữu Phật” (trong tâm có Phật), một tín niệm thường được những người tu hành truyền tụng với nhau.

Người khởi công xây dựng tượng Lạc Sơn Đại Phật là nhà sư Hải Thông, sống vào thời nhà Đường. Tương truyền rằng khi xưa nguyên ở ngã ba sông này, nước chảy rất xiết, đập thẳng vào vách núi tạo nên một đoạn sông hiểm trở. Nhiều thuyền bè qua lại khu vực này thường gặp phải tai nạn. Người ta truyền tai nhau rằng dưới lòng sông có một con thuỷ quái tác oai tác quái, thường gây ra sóng gió.

Không nỡ nhìn sinh linh đồ thán, nhà sư Hải Thông đã phát nguyện tạc một bức tượng Phật lớn trên vách núi chỗ hợp lưu giữa ba con sông để hoá giải tai ương, trấn áp thuỷ quái.

Để thực hiện dự án lớn lao của mình, nhà sư Hải Thông đã phải bôn ba vân du khắp nơi trong suốt 20 năm để quyên góp tiền tạc tượng. Cuối cùng, sau bao nhiêu cố gắng, ông cũng có thể khởi công công trình vĩ đại ấy vào năm Khai Nguyên thứ nhất (tức năm 713). Tuy nhiên, sau khi nhà sư Hải Thông qua đời, công trình đã bị đình đốn một thời gian dài. Mãi 10 năm sau, khi Tiết độ sứ Kiến Nam là Trương Cừu Kiêm Quỳnh và Tiết độ sứ Tây Xuyên là Vi Cao quyên góp được đủ tiền thì công trình mới tái khởi công được. Tính ra, “cuộc chạy tiếp sức” xây dựng tượng Phật giữa ba người Hải Thông, Trương Cừu Kiêm Quỳnh và Vi Cao đã kéo dài khoảng 90 năm. Năm 803, Lạc Sơn Đại Phật cuối cùng cũng hoàn thành.

Những lần tượng Phật rơi lệ trong lịch sử

Một trong những huyền thoại có thật liên quan đến tượng Lạc Sơn Đại Phật chính là những lần rơi lệ của bức tượng này. Đây cũng chính là điều khiến bức tượng trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Người ta thống kê được rằng có tới 4 lần tượng Phật đổ lệ, mỗi lần đều gắn với một sự kiện trọng đại.

Theo các ghi chép có liên quan, tượng Phật chảy nước mắt lần đầu tiên trong thời điểm “Nạn đói lớn” hoành hành ở Trung Quốc (1959 – 1961). Người ta chụp được hình ảnh tượng Phật nhắm mắt vào một đêm năm 1962, bức ảnh vẫn còn được trưng bày đến nay tại hội trường của Triển lãm Lạc Sơn.

Khi ấy, ước tính số người chết ở Trung Quốc lên đến 35 triệu người, riêng tại Tứ Xuyên là khoảng 7 triệu người. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ còn cách gói các xác chết lại trong những tấm chiếu rơm rồi thả trôi sông. Và như thế, hàng nghìn thi thể đã trôi qua trước mắt tượng Phật hàng ngày. Đêm ấy, bức tượng Phật đột ngột nhắm mắt, người dân địa phương cho rằng đó là do Đức Phật không đành lòng nhìn thấy cảnh tượng chúng sinh bị huỷ hoại như thế. Tuy nhiên, ĐCSTQ cho rằng việc bức tượng nhắm mắt lại là một điềm xấu nên đã ra sức tu sửa lại để mắt tượng Phật mở ra như bình thường.

Lần thứ hai bức tượng Phật nhắm mắt là lúc diễn ra Đại cách mạng văn hoá và phong trào vận động “tạo Thần” của Mao Trạch Đông. Trong cuộc vận động này, ĐCSTQ chủ trương “Phá tứ cựu”, sùng bái lãnh tụ cực đỉnh, thay thế toàn bộ tín ngưỡng truyền thống bằng những quan niệm đấu tranh bại hoại, Đại cách mạng văn hoá diễn ra chỉ trong 10 năm (1966 – 1976) đã trực tiếp hại chết hàng triệu người và khiến hàng trăm triệu người phải chịu đoạ đày. Lạc Sơn Đại Phật, một lần nữa lại rơi nước mắt khóc thầm. ĐCSTQ tiếp tục cho tu sửa lại bức tượng. Nhưng có một điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu đôla vào công việc tu sửa nhưng vệt nước mắt trên khoé mắt bức tượng Phật vẫn không thể bị xoá mờ.

Tháng 7/1976, một trận động đất kinh hoàng san bằng thành phố Đường Sơn (Tứ Xuyên) và cướp đi ít nhất 650 nghìn sinh mạng. Dù đã có dấu hiệu cho thấy động đất lớn sẽ xảy ra nhưng ĐCSTQ vẫn phớt lờ và không đưa ra cảnh báo cho người dân, dẫn đến đại thảm hoạ nhân đạo. Chưa hết, trong quá trình khắc phục thảm hoạ, ĐCSTQ cũng từ chối mọi nỗ lực viện trợ nhân đạo của quốc tế, khiến tình hình càng trầm trọng thêm. Sau tai hoạ kinh hoàng, người dân Tứ Xuyên nói rằng gương mặt của Lạc Sơn Đại Phật trông rất giận dữ và một lần nữa nước mắt lại tuôn rơi. Đó là lần thứ ba tượng Phật rơi lệ.

Lần cuối cùng, Lạc Sơn Đại Phật rơi nước mắt là vào ngày 7/6/1994. Cả những du khách đang đứng cạnh tượng và ở trên các con thuyền tham quan đều nói rằng khuôn mặt, hàm và thân thể tượng Phật dường như đang rung chuyển.

Tuy nhiên khi có một con thuyền cập bờ, bức tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên gương mặt. Người ta nói rằng đó là một nụ cười hạnh phúc. Ở trên con thuyền ấy là một vị Sư phụ đang truyền giảng Phật Pháp cùng một số đệ tử của ông. Một trong những đệ tử nói với ông rằng: “Sư phụ, người nhìn kìa, tượng Phật đang khóc”. Vị Sư phụ hiền từ trả lời: “Đúng vậy. Ông ấy ở đây chờ đợi ta đã lâu lắm rồi. Ông ấy nói với ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa và ông đang lo lắng cho họ”.

Nhưng nụ cười hạnh phúc của tượng Phật Lạc Sơn thì có hàm ý gì đây? Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông đã nhìn thấy rằng hy vọng đang ở trước mắt, rồi đạo đức thế gian sẽ thăng hoa, rồi con người sẽ quay trở lại tôn kính Thần Phật…

“Đại Phật rửa chân, thiên hạ đại loạn”

Sự kiện ngày 18/8/2020 có thể khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Theo cách gọi của người dân địa phương, hiện tượng này chính là “Đại Phật rửa chân”. Người ta tin rằng mỗi lần sự kiện này xuất hiện cũng là báo trước những điềm chẳng lành. Nhìn lại năm 2020, Trung Quốc đại lục đã có quá nhiều thiên tai, nhân hoạ xảy ra: dịch hạch, mưa lũ, nạn châu chấu, dịch viêm phổi Vũ Hán, mưa đá (một số có hình dạng giống như virus corona), tuyết rơi tháng 6, động đất, cá nhảy lên khỏi mặt nước… Thiên tai mà những lời tiên tri và dự ngôn trong lịch sử nhắc đến hầu như đều đã ứng nghiệm và chưa hề có dấu hiệu chấm dứt. Lòng người sa đoạ, đạo đức xã hội ngày càng băng hoại, thiên tai cũng vì thế mà xảy ra liên miên không ngừng.

Nước ngập đến chân Lạc Sơn Đại Phật (ảnh theo Sina).

Vậy đâu là hy vọng cho người Trung Quốc trong tương lai đây?

Nhà tiên tri vĩ đại Lưu Bá Ôn (Lưu Cơ) sống vào đầu thời nhà Minh đã để lại rất nhiều dự ngôn về vận mệnh của Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Trong số những lời tiên tri nổi tiếng nhất của ông, “Thiêu Bính Ca” được mệnh danh là “tam đại dự ngôn” (sánh cùng “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cương, Lý Thuần Phong và “Mã Tiền Khoá” của Gia Cát Lượng).

Tương truyền, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đương thời rất quan tâm đến số mệnh của vương triều Đại Minh do mình khai sáng. Ông luôn băn khoăn rằng liệu Đại Minh có thể vững vàng muôn thuở và con cháu họ Chu có thể giữ được thiên hạ mãi mãi hay không? Biết Lưu Bá Ôn là người tinh thông thuật số, toán mệnh, Hoàng đế thường dò hỏi ông về những sự kiện phát sinh trong tương lai. Tuy nhiên, thiên cơ là không thể dễ dàng tiết lộ, Lưu Bá Ôn thường né tránh, không nói rõ ra chân cơ mà dùng cách nói tránh, nói vòng, dùng những lời nửa hư nửa thực. “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng) gồm những đoạn đối thoại giữa Lưu Bá Ôn và Hoàng đế chính là được sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.

Chuyện kể rằng, một lần nọ, Minh Thái Tổ ngự trong nội điện, đang ăn bánh nướng, vừa ngoạm một miếng, thì thái giám báo có Quốc sư Lưu Cơ yết kiến. Thái Tổ vội đậy bát lại, rồi triệu Lưu Cơ vào. Hành lễ xong xuôi, Hoàng đế hỏi rằng: “Tiên sinh thâm hiểu lý số, có thể biết trong bát ta có vật gì chăng?”.

Lưu Cơ bấm tay tính toán một chập, rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, vừa bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng”. Mở ra quả đúng là như vậy.

Hoàng đế bèn hỏi tiếp: “Việc trong thiên hạ sẽ ra sao? Thiên hạ nhà Chu có được lâu dài hay không?”.

Lưu Cơ đáp: “Số Trời mênh mông, ta là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”.

Lời của Lưu Cơ rõ ràng có hàm ý sâu xa. “Chủ vạn con vạn cháu”, bề mặt có ý rằng thiên hạ nhà Minh sẽ truyền đến vạn đời con cháu, vững vàng muôn thuở. Song ý tứ bên trong của lời nói này thì lại ám chỉ về hai chữ “Vạn Lịch”. Vạn Lịch là niên hiệu của Hoàng đế Minh Thần Tông. Triều đại nhà Minh phát triển hưng thịnh, đến đời Minh Thần Tông thì bắt đầu suy tàn, xuất hiện cảnh bách tính điêu linh, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Bản thân Hoàng đế Vạn Lịch, vào 20 năm cuối đời, bắt đầu sống truỵ lạc, xa hoa, thậm chí từ chối thiết triều (sử gọi là Vạn Lịch đãi chính). Hệ quả là chỉ hơn 20 năm sau khi Hoàng đế Vạn Lịch qua đời, nhà Minh chính thức diệt vong vào năm 1644 dưới thời vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Minh Tư Tông tức hoàng đế Sùng Trinh trị vì. Do đó, có thể thấy câu nói của Lưu Bá Ôn thực ra lại ám chỉ sự suy vong của triều Minh vào thời Vạn Lịch vậy.

Sau khi nghe Lưu Bá Ôn nói vậy, Hoàng đế Chu Nguyên Chương lại tiếp tục gạn hỏi về những câu chuyện khác. Hoàng đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”.

Bá Ôn đáp: Có thơ làm chứng rằng:

“Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng
Chân Phật không ở trong tự viện
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”.

Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”.

Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.

Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”.

Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô”.

Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”.

Bá Ôn đáp: “Có có có! Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến”.

Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”.

Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật, hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.

Đây là một trong những đoạn hàm chứa thiên cơ nhiều nhất của “Thiêu Bính Ca”. Trong những tiên đoán này, người ta thấy được sự bại hoại của đạo đức xã hội và tôn giáo khi mà: “hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến”. Người ta cũng thấy được một hy vọng tương lai khi đức Di Lặc hạ phàm truyền Đại Pháp khiến người người đều nhận được thọ ích.

Chân dung của vị Di Lặc hạ phàm được miêu tả khá rõ ràng. Về ngoại hình, đó là người “không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo”, là ý nói rằng không phải là kiểu người trong tôn giáo truyền thống. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” có thể là một cách nói hình ảnh. Tóc trên đầu đàn ông thời hiện đại ngày nay ước chừng cũng khoảng 4 lạng. Điều này chỉ ra rằng, ngoại hình của đức Di Lặc tương lai sẽ giống như con người hiện đại. Về xuất thân, đức Di Lặc sẽ không ở trong tự viện, cũng không ở nơi hoàng cung hay phủ quan mà ở giữa bách tính, thậm chí giáng sinh vào một gia đình bình dân nghèo khổ.

Hơn nữa “Thiêu Bính Ca” còn chỉ rõ vùng đất nơi đức Di Lặc sẽ bắt đầu truyền Pháp là vùng “Yên Nam Triệu Bắc”. Yên là một nước cổ, nay thuộc địa phận phía bắc tỉnh Hà Bắc. Yên Nam chính là vùng Bắc Kinh ngày nay (phía bắc của Bắc Kinh là rặng núi Yên Sơn, do đó gọi Bắc Kinh là Yên Nam). Triệu cũng là một nước cổ, địa phận ngày nay ở phía nam tỉnh Hà Bắc. Nước Triệu thời Chiến Quốc đóng đô tại Hàm Đan, nằm ở phía nam của Bắc Kinh ngày nay. Do vậy “Yên Nam Triệu Bắc” là ám chỉ đất Bắc Kinh và các vùng lân cận ngày nay. “Rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc” chính là ám chỉ việc đức Di Lặc sẽ bắt đầu truyền Phật Pháp ở khu vực Bắc Kinh ngày nay.

“Thiêu Bính Ca” cũng tiết lộ cho người ta biết thiên cơ về đặc điểm của Đại Pháp sẽ khai truyền trong tương lai. Đó là một pháp môn sẽ khai truyền vào “lúc sắp kết thúc”, ở đây ám chỉ thời kỳ mạt pháp, tận kiếp, lúc nhân loại và vũ trụ phải đối mặt với nguy cơ sinh tồn lớn nhất. Không chỉ con người phải đồng hoá với Pháp này mà ngay cả toàn thể Phật, Đạo, Thần trong vũ trụ, trên thiên thượng cũng phải hạ phàm, hạ thế để tiếp thụ, đồng hoá Đại Pháp, tìm được “con đường Kim Tuyến” nếu không muốn kết cục “bị tước quả vị”.

Trong tôn giáo phương Tây, người ta cũng nói về một sự kiện tương tự, thời điểm gọi là “Đại Thẩm Phán”. Theo đó, sự sa ngã về đạo đức nhân loại sẽ khiến con người không còn tín ngưỡng chân chính vào Thần Phật và những kiếp nạn bắt đầu ập đến. Vào thời khắc cuối cùng, Sáng Thế Chủ sẽ đến và mang lên Thiên đàng những linh hồn còn có thể cứu vớt cũng như phán xử những kẻ xấu phải xuống Địa ngục. Rõ ràng, ở đây giữa tiên tri của phương Đông và niềm tin tôn giáo phương Tây đã có sự gặp gỡ.

***

Ngày nay, xã hội Trung Quốc đâu đâu cũng thấy sự băng hoại đạo đức. Cả xã hội đã trở thành một chiến trường, cá lớn nuốt cá bé, người với người coi nhau như địch. Sự sa sút và tàn phá niềm tin, tín ngưỡng chân chính vào Thần Phật được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những loạn tượng này. Tuy nhiên, nguồn cơn của mọi điều ác ấy lại xuất phát từ chính nhà cầm quyền – Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chính quyền ấy rao giảng “đấu trời, đấu đất, đấu người”, tuyên truyền chủ nghĩa vô Thần, xoá bỏ niềm tin vào Thần Phật cũng như áp dụng một bộ quy tắc, ứng xử đầy tranh đấu, bạo lực. Người Trung Quốc ngày nay hầu như đều đã bị ĐCSTQ tẩy não, nhuộm đỏ. Họ không còn nhận ra mình là hậu duệ của tổ tiên Trung Hoa nữa, mà nhắm mắt coi mình là con cháu của ác long “rồng đỏ”.

Trung Quốc hôm nay nguy cơ tứ bề. Người Trung Quốc thực sự đang đứng trước đại kiếp nạn lớn nhất của mình. Thế nhưng có biết bao nhiêu người hiểu ra điều này đây? Thoái xuất khỏi ĐCSTQ, trở về với đức tin chân chính vào Thần Phật, nuôi dưỡng một tâm hồn thiện lương, có lẽ là chiếc phao cứu sinh duy nhất, là con đường sống duy nhất lúc này dành cho họ.

Tịnh Văn
Tham khảo: Epochtimes

Đăng theo ĐKN