Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này

Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này

Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này

Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này

Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này
Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này
Thứ sáu, 19-04-2024 18:35, (GMT+07:00)
Trong hôn nhân, Thiên đường hay Địa ngục chỉ khác nhau bởi một Niệm này
10-03-2021 13:47

Vì sao lúc yêu nhau các cặp đôi thường cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi kết hôn? Vì khi chung sống, tâm tính của mỗi người thường xuyên bị chà xát bởi thói quen sinh hoạt, đòi hỏi vật chất, nuôi dạy con cái, quan hệ họ hàng, sở thích cá nhân…

 

au thời kỳ mặn nồng ban đầu của hôn nhân, khiếm khuyết của từng người dần dần bộc lộ, đặc biệt khi những đứa trẻ nối tiếp nhau ra đời, áp lực về thời gian, công việc, tiền bạc… tăng lên, hình ảnh về nửa kia sẽ ngày càng trở nên trần trụi, thô ráp hơn trong mắt đối tác.

Trong loạt bài giảng về kinh điển văn hoá truyền thống Đệ Tử Quy, một học giả Trung Hoa từng giảng giải khá hóm hỉnh và sâu sắc về bí quyết giữ gìn hôn nhân hạnh phúc dài lâu. ĐKN xin trích lược giới thiệu tới quý vị độc giả.

Chỉ nhìn ưu điểm, bỏ qua khuyết điểm của bạn đời

Trong xã hội hiện nay có một sự thật không thể chối cãi được là tỉ lệ ly hôn rất cao. Tôi nhớ lần đầu tiên ở Hải Khẩu, trong lúc ăn cơm, ngồi cùng bàn có 4 phụ nữ thì 3 người đã ly hôn, cô còn lại có con mới hơn một tuổi và đang chuẩn bị ly hôn. Thưa quý vị, quả thật chúng tôi không nỡ lòng nhìn thấy thêm một đứa trẻ rơi vào cảnh cha mẹ ly dị – điều đáng tiếc suốt đời của nó. Vì vậy, chúng tôi tìm cơ hội để thảo luận về vấn đề chung sống giữa vợ chồng, hi vọng có thể cứu vãn tình hình, thay đổi suy nghĩ muốn ly hôn của cô ấy.

Thế là, tôi lựa lời chuyển đề tài câu chuyện. Tôi nói, vợ chồng chung sống chỉ cần tuân theo một câu châm ngôn, thì bảo đảm sẽ bền chắc đến đầu bạc răng long. Câu vào đề đầy tự tin này khiến đối tượng lập tức mở to mắt, chăm chú lắng nghe. Được đà, tôi phán thẳng, từ lúc kết hôn đến khi già đi “chỉ nhìn ưu điểm, không nhìn khuyết điểm của người bạn đời”. Nghe xong, cô ấy liền chau mày lại. Chắc quý vị đã thấy nhiều cái chau mày kinh khủng, nhưng cái này còn có thể kẹp chết cả ruồi. Rồi cô nói một câu “Thầy Thái à, khó lắm!”.

Thưa quý vị, có khó hay không? Tán thưởng người khác, tán thưởng vợ hoặc chồng mình khó đến như vậy sao?

Có một lần giảng ở Chu Hải, tôi vừa nói xong câu “chỉ nhìn ưu điểm của đối phương” thì có một cô phản ứng “Thầy Thái à, chồng tôi chẳng có ưu điểm gì hết!”. Tôi đành cứu vãn tình thế bằng cách khen cô ấy rằng “Tôi thật sự khâm phục cô! Chồng cô hoàn toàn không có ưu điểm, vậy mà cô dám kết hôn với anh ấy!”. Quý vị xem, con người dễ quên và đều làm việc theo cảm tính.

Tôi có thể làm gì cho người yêu của mình?

Tôi hướng dẫn họ: Quý vị hãy quay trở lại thuở mới yêu nhau. Có ai khi đang và được yêu tha thiết mà nói “tôi rất đau khổ” hay không? Không có. Vì sao khi đang yêu nhau tha thiết thì “trong mắt người yêu đều là Tây Thi?” Ý nghĩa của câu này không phải quý vị đã nắm bắt rồi sao? Vì chỉ nhìn thấy ưu điểm của đối phương. Hơn nữa, lúc nào cũng nghĩ mình có thể làm gì cho người ấy. Khi mở báo ra xem, mắt luôn tìm kiếm xem bộ phim nào thật hay, ở chỗ nào có triển lãm sách, nơi nào khả dĩ để dẫn người yêu cùng đi chơi… Giai đoạn đó, lúc đi làm luôn nghĩ “Sao mà thời gian trôi chậm quá vậy! Năm giờ hẹn đi ăn cơm với người ấy rồi!”

Ảnh minh họa: Tron Le / Unsplash.

Khi đang yêu nhau tha thiết thì luôn nghĩ mình có thể làm được gì cho người yêu. Nhưng khi đã lấy nhau, cầm được tờ giấy chứng nhận kết hôn thì suy nghĩ liền thay đổi. Trước đây là “tôi có thể làm gì cho anh ấy”, lấy nhau rồi thì “anh ấy phải làm gì cho tôi?”. Lúc nào cũng yêu cầu đối phương. Cho nên, sau khi kết hôn thì áp lực khá lớn, lâu dần sẽ nảy sinh những xung đột, rồi quên đi việc cảm ơn những công sức mà người bạn đời đã bỏ ra, không biết rộng lượng, tha thứ cho nhau.

Thưa quý vị, một niệm khác biệt sẽ dẫn chúng ta đi từ đâu đến đâu? Từ Thiên đường đi vào Địa ngục. Vì vậy, Thiên đường và Địa ngục không phức tạp, chỉ khác bởi một niệm.

Có câu chuyện thế này. Một người hữu duyên gặp được tiểu Thần tiên. Vị Thần nói “Tôi sẽ dẫn bạn đi xem Thiên đường và Địa ngục. Bạn muốn xem nơi nào trước?”. Người kia đáp “Địa ngục trước”. Đến Địa ngục, người này nhìn thấy một dãy bàn ăn dài tít, rộng khoảng 1 mét, bày rất nhiều thức ăn. Có 2 dãy thực khách ngồi đối diện nhau, mỗi bên đều chật kín chỗ. Điều đáng nói ở đây là những đôi đũa của họ đều dài 1 mét. Bởi vì mỗi người đều nghĩ đến cái bụng đang đói của mình, nên khi nghe tiếng hô “Bắt đầu!” thì họ liền gắp thức ăn lên đưa vào miệng mình. Vì những đôi đũa quá dài nên người ta không thể xoay chúng lại để đưa thức ăn vào mồm mình, họ cản trở, gạt đũa vào nhau… Được một lát thì hai bên đánh nhau. Những người chưa gắp được thì rất giận dữ chửi mắng đối phương, càng lúc càng la hét dữ dội, thức ăn rơi đầy mặt đất. Họ đang sống ở đâu? Đó là Địa ngục, tất cả đều chỉ trích, chửi mắng lẫn nhau.

Nhìn cảnh đó, thấy trong lòng rất khó chịu, vị khách nói: “Thôi, tôi muốn xem Thiên đường”. Tiểu Thần tiên dẫn vị này đến Thiên đường. Vẫn là một dãy bàn ăn được xếp dài tít, đũa cũng dài như vậy, thức ăn và lượng thực khách cũng thế. Người này chau mày khó hiểu, lặng lẽ quan sát tiếp. Sau tiếng hô “Bắt đầu!” thì tất cả bọn họ cầm đũa lên, ung dung thong thả gắp thức ăn đưa vào miệng người ngồi đối diện, bên kia cũng gắp lại cho họ. Ai muốn ăn gì thì gắp cho đối phương món nấy. Một người nhân duyên vô cùng tốt, được 3 người cùng gắp thức ăn cho, phải can ngăn “Từ từ thôi, tôi sắp nghẹt thở rồi”.

Quý vị xem, nếu mỗi người luôn nghĩ đến đối phương, thì khi thưởng thức đồ ăn, họ không chỉ được no bụng, mà tâm trạng cũng rất vui thích. Câu chuyện này cho thấy, Thiên đường và Địa ngục chỉ khác nhau bởi một niệm.

Chuyện ở nhà cô giáo Dương

Tuy chưa kết hôn, nhưng mọi người vẫn thấy tôi nói khá thu hút về đề tài vợ chồng chung sống với nhau. Người ta không nhất thiết phải tự thân trải qua mới biết cách đánh giá sự việc, vì có thể học tập từ nhiều người khác. Tôi từng ở nhà cô giáo Dương nửa năm và quan sát được một vài bí quyết cư xử của vợ chồng cô.

Tôi còn nhớ, dù là cô hay người chồng, hễ bước vào nhà thì nhất định sẽ nói “Anh (em) đã về rồi”. Người ở trong nhà, cho dù là đang bận việc gì, cũng sẽ để đó và bước ra chào “A! Mình đã về rồi”. Không nên xem thường những lời chào hỏi nhẹ nhàng này. Khi thiếu vắng chúng, thì khoảng cách giữa người với người càng lúc càng xa. Có nhiều vị, khi người thân bước vào nhà thì lờ đi, cắm cúi ngồi đó đọc báo mà chẳng biểu lộ gì. Mặt trái của yêu thương không phải là sân hận, mà là sự thờ ơ – cách cư xử này gây tổn thương nhiều hơn so với sân hận. Đôi lúc quý vị nổi giận thì chửi mắng, nhưng đó là cảm xúc nhất thời, qua rồi vẫn có thể giao lưu tình cảm. Nhưng hành vi ngoảnh mặt làm ngơ, lạnh nhạt trước những cố gắng giao tiếp của đối phương thì sẽ làm họ đau lòng.

Ảnh minh họa: Pixabay.

Tôi nhớ một lần lên lớp dạy cho các em nhỏ, có vài phụ huynh đi theo cùng ngồi nghe. Có một em ngồi gần bục giảng, cha mẹ ngồi hai bên đứa con.

Tôi giảng rằng một niệm của chúng ta có thể làm cho nước thay đổi cách kết thành tinh thể. Nếu nói với nước “Tôi rất cảm ơn và yêu bạn” thì nó sẽ kết tinh rất đẹp. Nhưng nếu bảo nước “Ta rất ghét, rất hận ngươi” thì tinh thể hình thành rất xấu. Sau đó, chúng tôi lấy 2 quả táo làm thí nghiệm. Một quả để ở cửa trước và được khen ngợi, một quả để ở cửa sau và bị trách mắng. Kết quả một tuần sau, quả táo ở cửa trước vẫn bóng loáng, còn quả ở cửa sau thì đã có mấy nếp nhăn. Hỏi rằng được tặng quả táo bị trách mắng này, bạn có muốn ăn không? Chưa biết ngon dở thế nào, nhưng nếu ăn nó chẳng phải là nuốt hết những lời mắng chửi cả tuần qua hay sao?

Sau cùng là thí nghiệm với ba bát cơm trắng. Một bát thì ca ngợi “Vì bạn mà thân thể của chúng tôi có được dinh dưỡng”. Bát thứ hai bị mắng “Sao mày khó ăn vậy!”. Bát thứ ba thì làm ngơ, không nói gì với nó. Một tuần sau, bát cơm thứ nhất lên men, có mùi thơm. Bát thứ hai mùi hôi khó ngửi, có màu đen. Bát thứ ba còn hôi hơn cả bát thứ hai. Vì sao vậy? Vì mọi người thờ ơ không để ý đến nó. Vậy quý vị nói xem, chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng tai hại hơn? [1].

Khi tôi nói đến chỗ này, cha của đứa bé đưa tay qua vỗ vỗ lên vai người vợ và nhìn cô ấy đầy ngụ ý. Từ ánh mắt của người chồng, tôi hiểu anh ta muốn nói “Em xem, thầy giáo đang nói về em đó!”. Tôi ở trên bục giảng mà toát mồ hôi lạnh thay cho anh ấy. Y như rằng, cô vợ quay đầu lại, trừng mắt lườm người chồng một cái. Tôi nghĩ, người chồng này thật sự thiếu nhạy cảm, anh ta không nhận thức được vì sao người vợ gây ra chiến tranh lạnh với mình. Thật sự phụ nữ đâu có khó sống chung như vậy! Tôi đồ rằng, người vợ đã bỏ ra rất nhiều công sức vun đắp gia đình, nhưng anh chồng ngay cả thừa nhận cũng không chứ đừng nói gì đến khen ngợi. Vì vậy, người vợ luôn cảm thấy khó chịu. Khó chịu lâu ngày thì càng lúc càng nghiêm trọng.

Vì vậy, cánh đàn ông chúng ta nên nhớ “Vì một câu nói tốt lành, dù phải làm trâu, ngựa cũng vui lòng”. Nên khen ngợi vợ nhiều. Khi ăn cơm thì nhất định phải nói “Món này nấu sao mà ngon thế! Cơm này nấu sao mà thơm vậy!”. Không chừng vợ của quý vị sẽ cao hứng đòi “Em đi nấu thêm món này nữa nhé!”. Nếu như khi quý vị ăn cơm đến gần no rồi mà còn thốt ra “Sao mà khó ăn thế!”, thì có thể bà vợ sẽ bỏ đói quý vị 3 ngày kế tiếp. Muốn sống thì phải luôn luôn khen ngợi đối phương.

Có một lần, chồng cô giáo Dương bước nào nhà, cô bước lại nói “Mình về rồi à!”. Thấy anh ấy xách một số đồ đạc, cô nhanh chóng cầm giúp chồng và nói “Về là được rồi, sao mà khách sáo vậy, còn mang nhiều quà thế!”. Tức là, vợ chồng, người trong nhà với nhau thì nên thêm một chút tính khôi hài. Cho dù người chồng có mua món gì về nhà cũng không nên chê bai này nọ. Nói không chừng, chồng mình chọn cả nửa ngày mới được mấy cái ly đẹp, ấy thế mà quý vị đã không nhanh chóng phụ xách mà còn than thở “Sao mà anh mua một đống những thứ không dùng đến vậy?”. Anh ta sẽ cảm thấy sự nhiệt tình của mình đã bị vợ dội vào một thùng nước lạnh.

Chồng cô Dương rất tháo vát, vừa biết nấu cơm, vừa có tài pha trà. Theo quan sát của tôi, có thể năng lực này là do cô Dương khéo khen ngợi mà hình thành. Khi uống trà xong, cô Dương tán thưởng “Sao có người pha trà thơm như vậy!”. Khi chồng cắt cam bày ra đĩa, cô ăn miếng đầu liền khen “Cam này cắt thật là ngọt!”. Khi luôn tán thưởng người bạn đời, ta sẽ khiến họ cảm thấy mình hữu ích, tài giỏi và có thêm cảm hứng vun đắp gia đình.

Ví dụ, hôm nay người chồng chợt có thiện ý nên đã giành việc rửa chén bát, nhưng anh ta hơi vụng, vậy cô vợ nên cư xử thế nào? Rõ ràng là không nên tiến đến soi mói hạch sách “Sao rửa chén không được sạch vậy!”. Lúc đó, hãy bỏ qua sự sạch bẩn, kiềm chế sự kỹ tính của mình lại. Thí dụ, chồng đã rửa được năm, sáu cái rồi, không chừng có một cái khá sạch, vậy ta cầm cái đó lên khen “Anh xem, cái này sạch bong! Lần đầu tiên rửa chén, em cũng không làm được như anh đâu”. Quý vị nói xem, lần sau người chồng có giúp việc rửa chén nữa không? Chắc chắn là có, bởi vì anh ấy đã được khích lệ và khẳng định. Vì vậy, nên bao dung nhiều một chút, khen ngợi nhiều một chút, thì vợ chồng sẽ chung sống thuận hòa, gia đình sẽ hạnh phúc.

Dân gian có câu: “Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Câu này không chỉ có nghĩa là vợ chồng hoà thuận thì làm được việc lớn. Mà xét rộng ra, một người có thể xây dựng được quan hệ tốt đẹp với bạn đời thì những phẩm chất quý báu ấy cũng sẽ giúp họ gặt hái nhiều thành công khác trong cuộc sống, sự nghiệp. Các bạn còn nghĩ ra thêm ý gì hay hơn không?

Ngọc Hà (tổng hợp)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP