Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này

Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này

Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này

Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này

Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này
Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này
Thứ ba, 16-04-2024 22:53, (GMT+07:00)
Trong 10 tầng “địa ngục lừa dối”, những kẻ gian lận bầu cử phải chịu hình phạt này
07-12-2020 19:59

Một cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ đã gây ra một cuộc đại chiến Chính - Tà. Trong cuộc tổng tuyển cử này, để ngăn cản ông Trump - người "không tôn thờ chính phủ mà chỉ tôn thờ Chúa" tái đắc cử, phe cánh tả Mỹ và các thế lực đứng đằng sau nó đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian lận bầu cử. Điều này không chỉ khinh nhờn chính tín của người dân đối với Thần mà còn đưa người dân Mỹ và toàn thể nhân loại đến bờ vực nguy hiểm.

Lần gian lận bầu cử lịch sử này khiến người ta liên tưởng đến trường ca "Thần khúc" của nhà thơ người Ý Dante được viết cách đây hơn 700 năm, trong đó miêu tả cụ thể một tầng của "địa ngục lừa dối".

Địa ngục lừa gạt, còn được gọi là Malebolge, có nghĩa là cái túi đầy tội lỗi. Đó là tên của địa ngục tầng thứ tám trong các tác phẩm của Dante. Tất cả những ai khi còn sống phạm tội gian lận, sau khi chết linh hồn đều sẽ phải chịu thụ hình tại tầng này. 

Ở lối vào của Địa ngục lừa dối, có một con quái vật khổng lồ Gerione. Nó tượng trưng cho tất cả những hình ảnh xấu xí của sự lừa gạt. Con quái vật Gerione bề ngoài có khuôn mặt chính trực, giống như một người chính nghĩa, nhìn qua trông rất tốt bụng, nhưng thân hình của nó giống như một con rắn, và đuôi của nó giống như một cái nĩa có độc, tương tự như đuôi của một con bọ cạp độc, nó được Dante gọi là "dã thú xấu xa nhất".

Ở lối vào của Địa ngục lừa dối, có một con quái vật khổng lồ Gerione. Nó tượng trưng cho tất cả những hình ảnh xấu xí của sự lừa gạt.
Ở lối vào của Địa ngục lừa dối, có một con quái vật khổng lồ Gerione. Nó tượng trưng cho tất cả những hình ảnh xấu xí của sự lừa gạt. (Wikipedia)

Trong "Thần khúc", Địa ngục lừa dối được chia thành 10 tầng, để Dante có thể nhìn thấu đáo toàn cảnh, nhà thơ La Mã cổ đại Virgil đã dẫn Dante ngồi lên lưng quái vật khổng lồ Gerione, đi từng vòng tròn, dần dần hạ xuống vực sâu. Trong 10 tầng địa ngục lừa dối, mười loại tội ác gian lận bị trừng trị:

  • Tầng thứ nhất: tội dụ dỗ buôn bán người, dụ dỗ gian dâm. Những người ở tầng địa ngục này, khi còn sống đã dụ dỗ người khác thông dâm, hoặc kiếm tiền từ buôn bán phụ nữ. Bọn họ bị trừng phạt bằng cách bị ma quỷ liên tục đánh đập.
  • Tầng thứ hai: tội nịnh hót. Bọn họ bị trừng phạt bằng cách ngâm mình trong hố phân và nước tiểu. Nhà quý tộc đến từ Lucca Alessio Interminei và gái điếm người Athen Tais đều đang ở tầng này. Họ khi còn sống đã gây tác dụng làm bại hoại tập tục xã hội và làm hủ hóa nền chính trị.
  • Tầng thứ ba: tội mua bán Thánh chức. Dưới ngòi bút của Dante, trong số các giáo sĩ sùng bái vàng bạc tham tài vơ vét của cải, bao gồm Giáo hoàng Nicholas III, Boniface VIII và Clement V. Một số người trong số họ đã bị trừng phạt, một số vẫn còn sống, nhưng Địa ngục đã chuẩn bị xong vị trí cho họ. Họ cúi đầu xuống, chui đầu vào hang, chân hướng lên trời, lòng bàn chân vẫn còn bị lửa đốt. Dante buộc tội họ: “Các ngươi coi vàng bạc là Thượng đế”, “Vì lòng tham, các ngươi đã biến thế giới thành bi thảm, giẫm thiện lương dưới chân, đội hung ác lên đầu”. Những giáo sĩ này khi còn sống vô pháp vô thiên, tranh quyền đoạt lợi, lòng tham không đáy, sau khi chết rơi vào Địa Ngục, bị lộn ngược như thế để tượng trưng rằng bọn họ đã làm điên đảo thiện ác đúng sai.
  • Tầng thứ tư: là tội dùng bói toán để tiên đoán lừa gạt người. Loại người này bao gồm những người được gọi Tiên tri giả sử dụng yêu thuật tà pháp, những thầy bói tàn nhẫn và tất cả các loại phù thủy. Bọn họ bị trừng phạt bằng cách, mặt quay ngoặt về sau lưng, đi giật lùi. Họ khi còn sống rêu rao có thể dự báo tương lai, dưới Địa Ngục đầu của họ lại vĩnh viễn quay không được, chỉ có thể hướng về sau mà nhìn.
Tầng thứ tư: là tội dùng bói toán để tiên đoán lừa gạt người. Loại người này bao gồm những người được gọi Tiên tri giả sử dụng yêu thuật tà pháp, những thầy bói tàn nhẫn và tất cả các loại phù thủy.
Tầng thứ tư: là tội dùng bói toán để tiên đoán lừa gạt người. Loại người này bao gồm những người được gọi Tiên tri giả sử dụng yêu thuật tà pháp, những thầy bói tàn nhẫn và tất cả các loại phù thủy. (Wikipedia)
  • Tầng thứ năm: tội tham ô. Dante đề cập rằng trong các cuộc bầu cử, thông qua hối lộ để đảo ngược đúng sai, để những người không xứng được bầu, còn những người có cả tài lẫn đức đều bị loại. Trong tầng này có các vua chúa bán quan bán chức, các bô lão tham lam tiền bạc, “vua tham ô” Fra Gomita (tu sĩ), v.v. Những kẻ hối lộ và nhận hối lộ bị sôi sùng sục nấu chín trong nhựa đường. Nhựa tràn đường tràn sang cả hai bên tượng trưng rằng trái tim của họ đã bị vấy bẩn và họ không ngừng bành trướng. Ngay cả khi không có hỏa lực, nhựa đường vẫn sẽ sôi trào, lòng tham của bọn họ giống như lửa đốt, tự thiêu đốt chính họ lúc nào không hay. Chỉ cần bọn họ ló đầu ra, ma quỷ sẽ dùng cào sắt đè họ xuống dưới nhựa đường.
  • Tầng thứ sáu: tội giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả. Có rất nhiều tội hồn trong tầng địa ngục này, và bọn họ mặc một dụng cụ tra tấn đặc biệt — một chiếc áo choàng mạ vàng, trông giống như "đeo một cái chuông". Mũ và áo choàng được làm bằng chì, nặng đến mức bẻ gãy đòn cân, áo và mũ được dát vàng chói lóa. Điều này tượng trưng rằng khi còn sống trông họ có vẻ ngoài đường hoàng, nhưng nội tâm lại đen tối lạnh lùng, và tội lỗi của họ được bao bọc bởi sự giả nhân giả nghĩa. Trong “Thần khúc”, thầy tế lễ thượng phẩm Cai-phe đã dùng những lời lẽ gả nhân giả nghĩa để thuyết phục những người Pha-ri-si đóng đinh Chúa Giê-su. Sau khi chết, hắn bị đóng đinh dưới địa ngục, để cho tội hồn tùy ý giẫm đạp lên.
  • Tầng thứ bảy: tội trộm cướp. Dùng thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong tầng địa ngục này, nhiều người trong số họ khi còn sống là người nổi tiếng và quý tộc, chẳng hạn như quý tộc Wanni ・ Fuqi, Pistoia, v.v. Tất cả những người này đều không một mảnh vải che thân, rắn độc xuyên qua cơ thể của họ và quấn chặt lấy họ để họ không còn có những cử chỉ xúc phạm. Một số trong số họ, lúc thì có hình dạng con người, lúc lại có hình dạng con rắn. Tội nhân sẽ tiếp tục bị lửa thiêu cháy và biến thành tro, tro tàn lại tự tập trung lại thành hình người, chờ tội hồn sống lại thì tiếp tục bị tra tấn như vậy.
Tất cả những người này đều không một mảnh vải che thân, rắn độc xuyên qua cơ thể của họ và quấn chặt lấy họ để họ không còn có những cử chỉ xúc phạm.
Tất cả những người này đều không một mảnh vải che thân, rắn độc xuyên qua cơ thể của họ và quấn chặt lấy họ để họ không còn có những cử chỉ xúc phạm. (Wikipedia)
  • Tầng thứ tám: tội xúi giục, khuyến khích người khác làm điều ác, bày mưu tính kế, lừa gạt và hãm hại người khác. Họ đã không sử dụng tài trí do Đức Chúa Trời ban cho để làm việc chính nghĩa, mà phạm tội ác, phạm tội với trí thông minh cao, sau khi chết bị thiêu trong địa ngục. Trong cuộc chiến thành Troy, Ulysses và Diomedes là những anh hùng Hy Lạp. Tuy nhiên, cả hai đã lấy trộm tượng Thần, khinh nhờn Thần linh, còn cùng nhau thực hiện hành vi lừa gạt khiến các vị Thần nổi giận. Guido, người lính khôn khéo nhất ở Ý, đã dâng lên Đức Giáo hoàng "lời hứa dài, lời hứa ngắn", muốn ông đồng ý nhiều hơn với các điều kiện của kẻ thù, nhưng ít giữ lời hứa của mình. Boniface VIII đã tiếp thu mưu kế của hắn, đợi sau khi đối thủ giao lâu đài và đầu hàng, liền bội bạc, tiếp tục hãm hại họ. Những kẻ phạm tội xúi giục này đều ở tầng địa ngục này.
  • Tầng thứ chín: tội tạo chia rẽ và châm ngòi ly gián. Tại tầng này, cơ thể thân thể tội hồn sẽ bị ác quỷ cắt chém lặp đi lặp lại nhiều lần, vết thương vĩnh viễn không bao giờ lành. Bọn họ lúc còn sống đều vui vẻ tung tin đồn, xúi giục chia rẽ và kích động hận thù. Loại này giống như "mầm mống của họa loạn", một số gây ra đổ máu, và một số thậm chí gây ra nội chiến. Hình phạt dành cho những người này là cơ thể của họ bị cắt xẻo lặp đi lặp lại nhiều lần, thân thể tàn khuyết không bao giờ nguyên vẹn.
  • Tầng thứ mười: tội làm giả. Tội nhân ở tầng này, khi còn sống dùng kim loại để làm vàng giả, hoặc giả tạo di chúc, vu cáo người khác, hoặc khai man và ngụy tạo danh tính của người khác. Trong tầng địa ngục này, hình phạt dành cho những tội nhân này là mắc bệnh hiểm nghèo hoặc sốt cao, một số thi thể bị đổ rất nhiều nước. Họ phải chịu đựng vô vàn bệnh tật và đau đớn, cơ thể bị mốc meo và mục nát, một số bị thú đói cắn xé.
Tầng thứ mười: tội làm giả. Tội nhân ở tầng này, khi còn sống dùng kim loại để làm vàng giả, hoặc giả tạo di chúc, vu cáo người khác, hoặc khai man và ngụy tạo danh tính của người khác.
Tầng thứ mười: tội làm giả. Tội nhân ở tầng này, khi còn sống dùng kim loại để làm vàng giả, hoặc giả tạo di chúc, vu cáo người khác, hoặc khai man và ngụy tạo danh tính của người khác. (Wikipedia)

Phần Địa ngục trong "Thần khúc" có tổng cộng 34 chương, mà mô tả lừa gạt là từ chương 17 đến chương 31, chiếm gần một nửa phần Địa ngục. Mô tả của Dante về gian lận vừa cặn kẽ vừa chi tiết. Ông đã chứng kiến ​​sự tốt lành và ánh sáng của Thiên Đường, cũng chứng kiến sự xấu xa và hắc ám của Địa ngục.

Địa ngục lừa dối mà ông mô tả, tội hồn khi còn sống đủ loại ghê tởm, mặc dù xảy ra ở thời Trung cổ, nhưng khi chúng ta đọc nó, dường như những nhân vật và hiện tượng đó không còn xa xôi đối với chúng ta, dường như chúng đang tiếp tục trình diễn ngay trong hiện thực.

Con quái vật canh giữ Địa ngục lừa dối — Gerione với mặt người thân rắn, dung mạo giả nhân giả nghĩa, lại mang chiếc móc câu độc, bị Virgil coi là “quái vật đầu độc thế giới”.

Trong bài thơ, Virgil đã dặn dò Dante: "Hãy nhìn con quái thú với cái đuôi mảnh mai này, nó có thể vượt núi, phá tường, phá vũ khí; hãy nhìn con quái vật đầu độc thế giới này!". Ngụ ý của đoạn văn này, cho thấy lừa gạt bởi vì quen dùng âm mưu quỷ kế, khó có thể chống cự lại, nó có thể vượt qua mọi rào cản tự nhiên, lại có thể xuyên thủng mọi hàng rào nhân tạo. “Đầu độc cả thế giới” cho thấy bầu không khí gian dối đã làm ô nhiễm thế giới trong phạm vi rộng lớn, khiến thế nhân khó mà may mắn thoát khỏi, dễ dàng bị đầu độc.

Trong bài thơ, Virgil đã dặn dò Dante: "Hãy nhìn con quái thú với cái đuôi mảnh mai này, nó có thể vượt núi, phá tường, phá vũ khí; hãy nhìn con quái vật đầu độc thế giới này!".
Trong bài thơ, Virgil đã dặn dò Dante: "Hãy nhìn con quái thú với cái đuôi mảnh mai này, nó có thể vượt núi, phá tường, phá vũ khí; hãy nhìn con quái vật đầu độc thế giới này!". (Wikipedia)

Con quái vật "được vẽ với các hoa văn và vòng tròn trên lưng, ngực, hông trái và phải". Dante sử dụng các hoa văn và vòng tròn như một phép ẩn dụ cho các mánh khóe, quỷ kế và cạm bẫy tầng tầng lớp lớp của những kẻ lừa gạt. Như câu nói: “Con người không trị thì Trời trị”. Khi lực lượng nhân gian không thể dọn dẹp những hành vi lừa đảo quy mô lớn, thì Thần sẽ xuất thủ giải quyết chúng. Dante mô tả rằng người Nữ sứ giả của Chúa, và "nữ Thần công lý" sẽ đối phó với những kẻ lừa gạt kia.

Tại sao tội lừa gạt lại nghiêm trọng hơn bạo lực? Trong chương thứ 11 của Phần Địa ngục của "Thần khúc", người thầy của Dante, nhà thơ La Mã cổ đại Virgil, đã giải thích lý do. Ông nói rằng bạo lực và gian lận sẽ khiến Chúa nổi giận, vì cả hai đều mang lại tổn thương và thống khổ cho người khác.

Tuy nhiên, lừa gạt sẽ ăn mòn lương tri con người. Bất kể có được lòng tin hay không, sự lừa gạt có thể dễ dàng áp đặt lên con người, trực tiếp cắt đứt lòng tin và lòng nhân ái giữa con người với nhau. Lừa gạt khiến con người quên đi sự từ bi mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, đồng thời cũng hủy hoại thân tình và hữu nghị giữa con người ở nhân gian, và khiến nhiều người trở thành hạng người vong ân phụ nghĩa.

 

Điều đáng sợ hơn nữa là, gian lận cũng có thể ăn mòn đức tin của các giáo sĩ, làm một người trong trắng rớt xuống thành "vua vơ vét của cải”. Gian lận còn nham hiểm và hung ác hơn cả bạo lực.
Điều đáng sợ hơn nữa là, gian lận cũng có thể ăn mòn đức tin của các giáo sĩ, làm một người trong trắng rớt xuống thành "vua vơ vét của cải”. Gian lận còn nham hiểm và hung ác hơn cả bạo lực. (Pixabay)

Đoạn miêu tả chi tiết về nguy hại của lừa gạt trong "Thần khúc", dùng quái thú "lừa gạt" để "đầu độc cả thế giới", biểu tượng này chính là cảnh báo thế nhân rằng, một khi con người trúng độc tố lừa gạt thì thế giới này sẽ điên đảo thiện - ác, đúng - sai. Lừa gạt khiến người ta lấy danh nghĩa giả nhân giả nghĩa, phá hoại truyền thống, xé nát xã hội, và gây ra xung đột đẫm máu. Điều đáng sợ hơn nữa là, gian lận cũng có thể ăn mòn đức tin của các giáo sĩ, làm một người trong trắng rớt xuống thành "vua vơ vét của cải”. Gian lận còn nham hiểm và hung ác hơn cả bạo lực.

Trong cuộc tổng tuyển cử hiện tại của Hoa Kỳ, các thế lực phái cực tả của Hoa Kỳ đã không chút kiêng kỵ dùng hoang ngôn để lừa gạt cử tri, lừa gạt thế giới, đánh cắp cuộc bầu cử, ngăn cản Tổng thống Trump dẫn dắt Hoa Kỳ trở về với truyền thống. Vào lúc này, một lần nữa xem lại "Thần khúc", có thể thấy những mô tả kỹ lưỡng của Dante về nguy hại của gian lận, thực sự chính là một lời dự ngôn báo trước.

VIDEO: 23 GIỜ THĂM ĐỊA NGỤC, CÔ GÁI CHỨNG KIẾN NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG BỊ ĐÀY ĐỌA NHƯ THẾ NÀO!

Lý Tuệ
Theo secretchina.com

Đăng theo NTDVN

Tài liệu tham khảo: Chương 17-30 trong "Thần Khúc" của Dante.

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP