Một chính quyền đang sụp đổ giống như một bệnh nhân sắp chết, có thể sẽ xuất hiện các loại điềm báo khác nhau trước khi chết. Dựa trên tổng kết từ lịch sử, cũng có thể khẳng định đó không hẳn là điềm báo, mà là dấu hiệu gần như chắc chắn thường xuất hiện trước khi các triều đại sụp đổ.

Sau đây là tổng kết của các nhà sử học, được Vision Times liệt kê:

Thứ nhất là sự đối đầu giữa quan và dân, xã hội rối loạn; Thứ hai là tư tưởng hỗn loạn, lòng dân nổi sóng;Thứ ba là tăng cường khống chế mọi mặt xã hội; Thứ tư là tăng thuế bừa bãi, lạm thu; Thứ năm là phát hành tiền giấy, đồng tiền nhanh chóng mất giá; Thứ sáu là quan thì mê đắm mộng tưởng, dân thì thống khổ khôn xiết; Thứ bảy là, thể chế cứng nhắc mà không nghĩ đến việc thay đổi; Thứ tám là bị giới thượng lưu chặn đứng, giới trung lưu và hạ lưu không còn đường thăng tiến; Thứ chín là quân đội thối nát, tinh thần sa sút, tham sống sợ chết; Thứ mười là ngoài mặt giả như thái bình và tự ca công tụng đức.

Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mười dấu hiệu nói trên đều đã xuất hiện rồi, và vẫn còn nhiều nữa. Dựa trên lịch sử, tác giả Hải Phong (Hai Feng) đã thảo luận về 10 dấu hiệu sụp đổ của ĐCSTQ ở một góc nhìn khác, dù cách gọi tên khác nhau nhưng vẫn bao gồm đầy đủ cả 10 dấu hiệu tổng kết trong lịch sử.

1. Uy tín của chế độ Trung Quốc đã bị mất hoàn toàn

Khi một chế độ mất đi uy tín, nó cách sự diệt vong không còn xa. Uy tín của chính phủ là chỉ độ tín nhiệm quyền lực công đối với chính nghĩa, nhân đạo, dân chủ, trách nhiệm, thể hiện công bằng xã hội trong giao tiếp công khai và trao đổi lợi ích trong đời sống công cộng của xã hội tại từng thời kỳ khác nhau.

Ở Trung Quốc, ĐCSTQ từ lâu đã lợi dụng mọi phương tiện truyền thông để lừa dối công chúng, làm sai lệch số liệu, đảo ngược trắng đen. Người dân Trung Quốc từ lâu đã đánh mất niềm tin cơ bản nhất vào ĐCSTQ. Đây là lý do tại sao bài đăng trên blog của Quách Mỹ Mỹ có thể hạ gục một Hội Chữ thập đỏ quốc gia cách đây 9 năm.

Trên bình diện quốc tế, ĐCSTQ đã lừa dối cộng đồng quốc tế bằng những tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn, không thực hiện các cam kết với WTO và đơn phương xé bỏ Tuyên bố chung Trung-Anh, gây ra cuộc khủng hoảng lòng tin đối với ĐCSTQ.

2. Tranh lợi với dân, dẫn đến chênh lệch giàu nghèo vượt quá giới hạn của quốc tế

Làm quan không vì tranh lợi với dân, đó phải là một thiết luật (luật sắt) của những nhà cầm quyền. Nói cách khác, là một người cai trị, người ta không được dựa vào quyền lực để tranh giành lợi ích với nhân dân. Khi cán bộ và nhân dân tranh giành quyền lợi thì nhân dân nhất định thiệt thòi, vì cán bộ được hưởng đủ thứ quyền lực, lại có mạng lưới kết nối, tiếp cận thông tin, cạnh tranh như vậy không thể bình đẳng. Quy luật cơ bản của kinh tế thị trường là cạnh tranh bình đẳng và đòi hỏi “công khai, công bằng và công chính”. Nếu quyền lực bước vào thị trường, bách tính sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc cầu cho cuồng phong đảo thuyền. Điều này tất sẽ dẫn đến sự tuần hoàn ác tính của kinh tế thị trường.

Tranh giành quyền lợi với dân là điều tối kỵ của các nhà thống trị các triều đại xưa. Tuy nhiên, truyền thống lịch sử của ĐCSTQ luôn là tranh giành quyền lợi với nhân dân. ĐCSTQ đầu tiên hạ thủ giới địa chủ và chia ruộng của họ cho nông dân, sau đó lại lấy đất của nông dân biến thành sở hữu của riêng nó và tự thân trở thành địa chủ. Không chỉ vậy, ĐCSTQ sau đó đã hóa phép các doanh nghiệp nhà nước thành tài sản tư nhân hùng mạnh của nó, và biến tất cả máy móc, tài sản hữu hình và vô hình của nhà nước, bao gồm quân đội, truyền thông, cảnh sát và tòa án, được nuôi bởi người nộp thuế thành tài sản của ĐCSTQ. Điều gây khó chịu hơn cho người dân là ĐCSTQ vay mượn tiền tệ quá mức, các gia tộc quyền thế độc chiếm thị trường, buộc chính quyền địa phương tăng cường thu thuế và sách nhiễu, cưỡng bức biến doanh nghiệp tư nhân chất lượng cao thành sở hữu nhà nước, và các hành vi khác nhằm cướp đoạt của cải tư nhân. (Hệ số chênh lệch giàu nghèo) của Trung Quốc vượt xa giới hạn của quốc tế.

Các tổ chức như Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá về khoảng cách giàu nghèo trong một quốc gia. Nếu hệ số Gini:

dưới 0,2 có nghĩa là khoảng cách giàu nghèo cực kỳ thấp;
0,2 đến 0,29 có nghĩa là mức chỉ số thấp;
0,3 đến 0,39 có nghĩa là trong cấp chỉ số;
0,4 đến 0,59 có nghĩa là mức chỉ số cao;
0,6 trở lên cho thấy mức độ chỉ số cực kỳ cao.

Theo một báo cáo từ Trường Khoa học Xã hội của Đại học Bắc Kinh, Hệ số Gini về tài sản ròng của hộ gia đình Trung Quốc đạt 0,73 vào năm 2012, và 1% hộ gia đình hàng đầu chiếm hơn một phần ba tài sản của cả nước. Có thể thấy khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc lớn như thế nào.

3. Nền kinh tế đang đối mặt với sự sụp đổ và giá cả tăng chóng mặt

Giá cả tăng chóng mặt, tiền tệ mất giá. Đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của một quốc gia đang đối mặt với sự sụp đổ. Dưới góc độ kinh tế công nghiệp, môi trường chính trị của một quốc gia quyết định sự thịnh vượng của nền kinh tế. Chính trị như nước, kinh tế như cá gặp nước, nước có độc thì cá dù có sức sống mạnh mẽ đến mấy cũng chết. Điều này cũng đúng với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, những người nắm quyền lực trong ĐCSTQ đã hành động ngang ngược, đi theo lối mòn của “Cách mạng Văn hóa”, thực hiện nhiều cuộc vận động chính trị và bức hại các ông chủ của các doanh nghiệp tư nhân, khiến một số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa, và các doanh nghiệp nước ngoài phải bỏ chạy. Cùng với tác động của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà sụp đổ. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, ĐCSTQ đã phát hành tiền tệ quá mức, trực tiếp khiến giá cả tăng vọt. Sau đó, dịch tả lợn Châu Phi đã khiến giá thịt trên thị trường tăng cao. Trước làn sóng thất nghiệp và lạm phát giá cả, sức chi tiêu của người dân bất ngờ rơi xuống đáy.

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố vào ngày 9/8/2019, tất cả giá cả ở Trung Quốc đều tăng. Số liệu cho thấy trong tháng 7, giá trái cây tươi tăng 39,1%, tác động đến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) khoảng 0,63 điểm phần trăm; giá thịt lợn tăng 27,0%, tác động đến CPI khoảng 0,59 điểm phần trăm. Theo thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc, giá bán buôn thịt lợn trung bình trong tháng 7 tăng 8,8% so với tháng trước và 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái; giá bán buôn trung bình của sáu loại trái cây chính tăng 45,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào ngày 5 và 8/8/2019, tỷ giá hối đoái và tỷ giá tương đương trung tâm của Nhân dân tệ so với Đô la Mỹ đã phá vỡ mức 7 tệ đổi một đô la.

Số liệu do ĐCSTQ công bố gần đây cho thấy lạm phát của Trung Quốc đang tăng lên từng ngày. Một số chuyên gia tin rằng một khi nền kinh tế Trung-Mỹ hoàn toàn tách rời, đồng tiền của Trung Quốc sẽ mất giá hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần trong một đêm, giống như đồng rúp của Liên Xô cũ.

4. Dân bị kết tội vì phát ngôn, lãnh đạo quốc gia thành trò hề

Trong Quốc Ngữ – Châu Ngũ Thượng viết: “Phòng miệng dân hơn phòng vệ sông. Sông mà tắc, thì tổn thương nhiều người, dân chúng cũng vậy. Vì vậy, là người vị xuyên (vì sông), quyết sẽ không chặn dòng; là người vì dân, phải để dân nói”. Sự nguy hại của kẻ trị vì mà ngăn cản dân chúng phê bình, còn nghiêm trọng hơn lũ lụt do chặn sông. Không cho dân được nói, chắc chắn gây đại hại.

Nhìn vào tổng quan cổ kim trong và ngoài Trung Quốc, trước khi một chế độ sụp đổ, thường có những câu ca dao, đặc biệt là những chuyện cười mỉa mai các vị lãnh đạo nhà nước. Ở Trung Quốc ngày nay, bởi vì những người nắm quyền lực của ĐCSTQ chỉ muốn tập trung quyền lực, dẫn đến tôn sùng cá nhân, lạm dụng bạo lực và rải tiền ra nước ngoài, nên nhân gian gọi ông Tập là “chủ tịch vạn năng”, “tiểu tổ trị quốc”, “đại tản tệ” (đại ca rải tiền)… Số lượng các biệt danh mà ông Tập ‘giành’ được là chưa từng có. Đặc biệt có vô số những chuyện cười như những cố tình nhại lại, phát âm sai, nói sai câu mà ông từng nhắc tới trong một loạt các cuộc họp.

Để ngăn chặn miệng lưỡi của nhân dân, ngày 9/4/2018, lãnh đạo ĐCSTQ đã ra lệnh cấm mạng “Nội hàm đoạn tử mạng” (thường được gọi là “Đoạn hữu Network”) với hơn 100 triệu người dùng. Không chỉ vậy, giám sát mạng của ĐCSTQ còn chặn nhiều từ khóa trực tuyến khác nhau liên quan đến lãnh đạo ĐCSTQ. Vì lý do này, rất nhiều người đã bị kết tội.

5. Chi phí duy trì ổn định vượt quá chi tiêu quân sự

Một số người nói rằng Trung Quốc ngày nay giống như một nhà tù lớn, một thùng thuốc súng sẽ được kích nổ bất cứ lúc nào. Đây không phải là cường điệu. Khoản đầu tư hàng năm của ĐCSTQ vào việc duy trì sự ổn định có thể giải thích vấn đề này.

Kể từ thời đại của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã đưa ra chính sách quốc gia “Ổn định áp đảo hết thảy”. Theo Báo cáo kinh tế thế kỷ 21 của Business Herald vào ngày 11/3/2019, ngân sách của ĐCSTQ dành cho an ninh công cộng (nhằm duy trì ổn định) trong năm nay chiếm 5,9% ngân sách công chung cả năm, tức là 1.387,9 tỷ nhân dân tệ, cao hơn ngân sách quân sự gần 200 tỷ. So với 5 năm trước, kinh phí của ĐCSTQ để duy trì sự ổn định đã tăng gấp đôi. Điều này chưa bao gồm chi tiêu tài chính địa phương để duy trì sự ổn định. Nếu tính theo tỷ lệ chi tiêu 1:1 giữa trung ương và địa phương, chính phủ ĐCSTQ sẽ chi gần 3 nghìn tỷ nhân dân tệ để duy trì sự ổn định trong năm nay. Điều này cho thấy tình hình duy trì sự ổn định của ĐCSTQ nghiêm trọng như thế nào.

6. Kẻ quyền thế bỏ thuyền đào tẩu, lòng dân nổi sóng

Quan chức bỏ thuyền đào tẩu, đây là bằng chứng mạnh nhất cho thấy cơ đồ của ĐCSTQ sẽ sụp đổ.

Cựu Chủ tịch Báo chí Học viện Quân sự Trung Quốc Tân Tử Lăng từng tiết lộ với giới truyền thông: Trước thềm Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, Lý Nguyên Xương đã tiến hành một cuộc điều tra, thân nhân và con cái các Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã định cư, mua nhà ở nước ngoài, trên 85% sẵn sàng từ bỏ chức vụ và trốn chạy. Truyền thông Hồng Kông dẫn số liệu thống kê từ cơ quan nội chính ĐCSTQ vào năm 2012, cuộc khảo sát cho thấy 90% thân nhân của các ủy viên Trung ương đã di cư ra nước ngoài. Lâm Triết, một giáo sư tại Trường Đảng của ĐCSTQ, tiết lộ tại “Lưỡng Hội” của ĐCSTQ trong mười năm từ 1995 đến 2005, ĐCSTQ có 1,18 triệu “lõa quan” (chỉ các công chức có vợ/chồng và con cái đã định cư ở nước ngoài hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài – PV).

Một số học giả tiết lộ rằng các quan chức cấp cao và quyền lực của ĐCSTQ đang che giấu một “kế hoạch đắm thuyền”, và Trung Nam Hải vô cùng lo lắng về điều này. Để ngăn chặn tình trạng quan chức bỏ trốn, bắt đầu từ năm 2018, chính quyền ĐCSTQ đã tăng cường công tác kiểm soát xuất nhập cảnh đối với các quan chức đảng và chính quyền các cấp, đồng thời mở rộng cơ chế ngăn chặn việc bỏ trốn đến tận cấp thôn bản, thậm chí các quan chức cấp thôn cũng phải giao nộp hộ chiếu.

Theo quy định do Văn phòng Truy đuổi Đào tẩu Bắc Kinh ban hành, các thành viên ủy ban thôn (khu dân cư) có ý định xin giấy phép ra nước ngoài (lãnh thổ) vì mục đích riêng phải được ủy ban thị trấn (phường) kiểm tra nghiêm ngặt và chấp thuận. Các chứng chỉ, giấy phép đã xin đi nước ngoài với mục đích riêng phải được giao cho phòng tổ chức cán bộ thị trấn (phường) để lưu trữ tập trung. Trước chuyến đi, thị trấn (phường) làm tốt công tác giáo dục trước khi khởi hành, nhận lại giấy tờ kịp thời sau khi về nước. Các quan chức đảng và chính phủ của thành phố, miễn là họ nhập cảnh hoặc rời khỏi biên giới quốc gia với lý do riêng mà không tuân theo các thủ tục thông thường, phải báo cáo ngay cho Văn phòng Truy đuổi Đào tẩu của thành phố. Tuy nhiên, dù quản thế nào, rất khó để phòng ngừa việc đào tẩu.

7. ĐCSTQ quản chặt dân chúng, mua dao làm bếp cũng phải khai tên thật

Ở một số vùng của Trung Quốc, mua dao, lên xe buýt, vào nhà vệ sinh công cộng, truy cập trực tuyến đều bị yêu cầu phải khai tên thật.

Theo “Bản tin pháp chế buổi tối”, không có thẻ căn cước, bạn không thể mua các loại dao như dao làm bếp. Kể từ năm 2010, hệ thống mua dao nhà bếp bằng tên thật đã được triển khai ở Bắc Kinh, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Châu, Thượng Hải và những nơi khác. Theo quy định “Quản lý an toàn dao” của ĐCSTQ, công dân mua tất cả các loại dao dân dụng cần phải điền vào các mẫu đơn và xuất trình thẻ căn cước. Đơn mua dao phải ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND, chủng loại, số lượng và mục đích mua dụng cụ 6 món. Ngoài ra, cột sử dụng phải được đánh dấu là “sử dụng cho mục đích cá nhân” và không được mua thay mặt cho người khác. Những người buôn bán vi phạm quy định sẽ bị phạt đến 5.000 nhân dân tệ, các sở quản lý công thương và quản lý đô thị sẽ theo chức trách mà cấm họ buôn bán. Những con dao bán trái phép sẽ bị tịch thu và người mua sẽ bị phạt không dưới 100 nhân dân tệ nhưng không quá 1.000 nhân dân tệ. Người bán bị phạt tiền từ 1.000 nhân dân tệ đến 10.000 nhân dân tệ.

Điều nực cười hơn nữa là trong lễ duyệt binh “lần thứ 11” ở Bắc Kinh năm nay, tất cả các nhà vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh đều yêu cầu phải khai tên thật. Có thể thấy ĐCSTQ sợ hãi người dân đến mức nào.

8. Đốt sách diệt Nho, diệt chủng hàng loạt

Nói đến việc đốt sách diệt Nho, nhiều người nghĩ đến Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã đốt sách “Thi, Thư, Bách Gia Ngữ và Phi Tần Quốc Sử Thư” vào năm 213 TCN, và ông đã giết chết 460 tù nhân vào năm 212 TCN. Hai điều hợp nhất lại, người đời sau đã gọi ông là kẻ “đốt sách, diệt Nho”. Tuy nhiên, cuốn sách mà Tần Thủy Hoàng được cho là đã đốt vẫn được lưu giữ trong triều, thực chất câu chuyện này là do một nhà giả kim đơm đặt lừa dối thế nhân.

Kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, các vụ đốt sách diệt Nho, diệt chủng hàng loạt chưa bao giờ dừng lại. Kể từ thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ đã cấm sách, cấm ngôn luận, đấu tố, giết địa chủ, tư bản, cánh hữu và phá hủy đền thờ tổ tiên. Vào thời đại của Đặng Tiểu Bình, những sinh viên tham gia Phong trào Dân chủ đã bị thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989. Vào thời đại của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, các nhóm tôn giáo như Tân Cương, Tây Tạng và Pháp Luân Công đã bị bức hại và tiêu diệt. Hiện tại, ĐCSTQ không chỉ công khai đốt sách diệt Nho, mà còn phá bỏ các nhà thờ, bắt các nhà sư hát các bài hát nhạc đỏ, xây dựng trại tập trung ở Tân Cương để giam cầm hàng triệu người Hồi giáo, và bắt giữ hơn 9000 người biểu tình ở Hồng Kông, thậm chí cả trẻ em mới 10 tuổi nó cũng từ chối thả.

Chính vì cuộc đàn áp nhân quyền tàn bạo và vô nhân đạo của ĐCSTQ trong nước, đã gây ra sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế. Năm 2018, Tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc đã liệt Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ là “quốc gia đáng xấu hổ nhất trên thế giới”. Vào năm 2019, Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã liên tiếp ban hành “Đạo luật trách nhiệm giải trình nhân quyền Magnissky toàn cầu”, “Đạo luật dân chủ và nhân quyền Hồng Kông” và “Tuyên ngôn nhân quyền Tân Cương” nhằm ngăn chặn cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ. Với sự bắt đầu của “cuộc chiến bảo vệ nhân quyền” toàn cầu, một số lượng lớn “những kẻ phản bội nhân quyền” của ĐCSTQ đã bắt đầu nhận các lệnh trừng phạt quốc tế. Điều này cũng chỉ ra rằng ngày tàn của ĐCSTQ đã đến.

9. Coi nền văn minh là kẻ thù, và liên minh với các tổ chức khủng bố

ĐCSTQ coi Hoa Kỳ và các nền dân chủ phương Tây khác là kẻ thù, và liên minh với các chế độ độc tài và các tổ chức khủng bố Hồi giáo. Đây là chính sách đối ngoại hiện tại của ĐCSTQ.

Kể từ khi lãnh đạo đảng đương nhiệm lên nắm quyền, ông ta chủ trương đường lối ngoại giao nước lớn. Trong khi thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ, ông ta cũng tham gia vào việc mở rộng quân sự và xâm nhập chính trị trên toàn cầu, xuất khẩu tham nhũng sang các nước phát triển, và xuất khẩu sự cai trị độc đoán của ĐCSTQ sang một số nước lạc hậu. Ngoài miệng thì khơi khơi nói rằng vì để khai phóng mạch đập phát triển nhân loại, trơ trẽn đưa ra một “nhân loại minh vận cộng đồng thể” (cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại), biến Trung Quốc thành kẻ thù của các nước văn minh, và liên minh với các quốc gia lạc hậu và khủng bố.

Iran, Taliban và Al-Qaeda là những quốc gia và tổ chức khủng bố được cộng đồng quốc tế công nhận. Đây cũng là mục tiêu tấn công và trừng phạt trọng điểm của Mỹ. Do đó, không một quốc gia nào trên thế giới dám liên kết với nó một cách dễ dàng, trừ khi bạn muốn trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ và nền văn minh thế giới. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã làm ngược lại. Đối với các quốc gia mà Hoa Kỳ muốn áp chế và trừng phạt, nó coi là trọng điểm kết giao và ủng hộ mạnh mẽ. Chẳng hạn như: Nga, Iran, Venezuela, Triều Tiên và Taliban. Nó dùng các hành động đó để cho thế giới thấy rằng, ĐCSTQ phải là kẻ thù của Hoa Kỳ và thế giới văn minh.

Trước những gì mà ĐCSTQ đã làm trên phạm vi quốc tế, Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc phản công toàn diện. Vào ngày 11/12/2019 (Ngày Nhân quyền Quốc tế), Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành 72 “Lệnh trừng phạt Magnitsky toàn cầu” chỉ trong một ngày. Tại cuộc họp báo ngày hôm đó, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói với giới truyền thông rằng ĐCSTQ đã thành công trong việc biến Trung Quốc thành “quốc gia thủ ác” toàn cầu. Có thể thấy, hoàn cảnh ngoại giao của Trung Quốc đã ác hóa đến mức độ nào.

10. Mô hình quản trị nhà nước lỗi thời

ĐCSTQ để duy trì chế độ độc tài của mình, tại Đại hội 19 diễn ra vào năm 2018, ĐCSTQ đã xây dựng mô hình mới “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Tập Cận Bình với thời đại mới”. Nhưng dù thay đổi thế nào, mô hình lạc hậu là lý do chính khiến ĐCSTQ lúng túng khi thâm nhập thế giới.

ĐCSTQ rút lui khỏi vũ đài lịch sử là xu thế cận kề

Mười điểm trên chắc chắn là điềm báo trước sự sụp đổ cận kề của ĐCSTQ.

Lịch sử loài người đã nhiều lần chứng minh rằng, những người thuận thế sẽ thịnh vượng, và những người ngược thế sẽ diệt vong. Trước những hành vi khác nhau của ĐCSTQ, dùng bất kể lý thuyết nào để đo lường thì nó cũng đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để sụp đổ. Lý do tại sao ĐCSTQ vẫn còn tồn tại cho đến nay, là do một số người còn chưa thức tỉnh, hoặc thiếu thời điểm thích hợp. Đây là lý do tại sao ĐCSTQ coi tường lửa Internet như phao cứu sinh.

Tuy nhiên, trong thời buổi toàn cầu hóa thông tin ngày nay, có thể thấy trước rằng, bức tường lửa dù có mạnh đến đâu cũng không thể ngăn được làn sóng trào dâng của thời đại.

Bất kể những người nắm quyền lực của ĐCSTQ tung hoành như thế nào, họ sẽ không thể thay đổi vận mệnh sắp tới của ĐCSTQ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.

Theo Hải Phong, Vision Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN