Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”
Thứ ba, 16-04-2024 19:28, (GMT+07:00)
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là cơ quan “gió mạnh chiều nào, xoay theo chiều ấy”
23-02-2021 13:32

Ngày 22/2, Tối cao Pháp viện đã bác bỏ rất nhiều thách thức pháp lý đối với các quy trình và kết quả bầu cử ở một số bang chiến địa liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Họ không đưa ra lý do tại sao lại bác bỏ các vụ kiện này, nhưng có ba thẩm phán đã bày tỏ ý kiến không đồng tình. Trước sự việc này, tác giả Roger L. Simon đã có bài bình luận dưới đây.

Trong một chừng mực nào đó, giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ (tức là loại bỏ) những thách thức khác nhau của các tiểu bang đối với cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Bất kỳ quyết định nào về những thách thức này đều được đa số xác định là "không hợp thức" vì kết quả cuộc bầu cử đã được quyết định và ông Donald Trump đã nhượng bộ ông Joe Biden. (Các thẩm phán Thomas, Alito và Gorsuch đã phản đối ở các mức độ khác nhau).

Nói cách khác, một cuộc bầu cử tổng thống bị đánh cắp [mà trong trường hợp này, chúng tôi không thực sự biết rõ ràng], có thời hiệu gần như ngay lập tức, mặc dù kết quả của cuộc bầu cử đó có thể ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, thì gần như nó ảnh hưởng đến toàn bộ nhân loại.

Vậy mà điều này được Tối cao Pháp viện cho là đúng, mặc dù tất cả các loại tội phạm, trong đó có cả một số tội phạm không đặc biệt nghiêm trọng, đều có thời hạn có thể kéo dài trong nhiều năm.

Thật kỳ lạ và không thể lý giải.

Tối cao Pháp viện cũng trích dẫn vấn đề “thời gian”, một thuật ngữ của “nghệ thuật” pháp lý luôn gây ấn tượng với tôi, bất chấp tất cả các tiền lệ mà nó được cho là cơ sở vận dụng để giải thích một cách thiên lệch. “Thời gian” của một người có thể là cánh cửa đã được đóng lại của người khác, gần như theo ý muốn và chắc chắn là theo “đa số”.

Nếu nghe chừng tôi có chút nhạo báng về Tối cao Pháp viện, thì tôi phải thừa nhận là đúng, tôi đang nhạo báng họ. Thậm chí tôi cũng đang nhạo báng luật pháp nói chung mà tôi vốn muốn tin tưởng và ngưỡng mộ, nhưng ngày càng không thể tin được nữa rồi.

Trong thế giới hiện thực, các kết quả pháp lý có xu hướng phản ánh nhận xét năm 1960 của Liebling A. J. trên tờ The New Yorker về báo chí: “Quyền tự do báo chí chỉ được đảm bảo cho những ông chủ sở hữu chúng mà thôi”.

Vào thời đó, luật pháp là thuộc về những người có quyền kiểm soát xã hội sâu rộng nhất.

Chúng tôi muốn Nữ thần công lý bị mù nhưng trên thực tế, bà ấy là một “vị thần” có khả năng nhìn xuyên đêm, bao quát 360 độ, tương tự như loại người bán cơ khí bạn có thể tìm thấy ở nhiều góc phố đô thị ngày nay từ Bắc Kinh đến Chicago, sử dụng các thuật toán mới nhất để cô lập những kẻ thù được cho là của đất nước.

Vâng, tôi cũng không phải là luật sư. Tôi chưa tham gia một khóa học nào về luật và tôi đã dành những năm tháng học đại học và cao học để nghiên cứu về những người đàn ông da trắng đáng ngờ như John Milton, một nhà thơ, nhà bình luận văn học Anh nổi tiếng với những bài thơ "Thiên đường đã mất" (Paradise Lost), "Thiên đường trở lại" (Paradise Regained) và Areopagitica - bài luận lên án sự kiểm duyệt.

Nhưng trong nhiều thập kỷ của tôi với tư cách là nhà biên kịch Hollywood và sau đó là người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của PJMedia, tôi đã thuê nhiều luật sư, trong đó có những người rất giỏi và cũng có những người không giỏi lắm. Điều này khiến tôi hiểu được những hạn chế của những gì họ đã làm.

Hóa ra, hợp đồng chẳng có giá trị gì nhiều hơn tờ giấy với những dòng chữ được viết ra, trừ khi cả hai bên đều muốn tôn trọng chúng. Việc cưỡng chế các hành vi vi phạm, trừ khi chúng quá nghiêm trọng, hiếm khi xứng đáng với các chi phí và nỗ lực bỏ ra.

Các vụ kiện, dù thắng hay thua, đều có xu hướng ảnh hưởng cuộc sống của bạn theo những cách rất có hại. Hầu như không ai muốn tham gia.

Tối cao Pháp viện là cơ quan thần tượng của hệ thống này, là một tổ chức hoạt động theo kiểu “gió chiều nào, xoay chiều ấy” (cứ cho là họ cần phải làm như vậy) và sau đó viết ra ý kiến ​​của mình dựa trên những quan niệm được hình thành từ trước, nhằm tránh gây tổn thương ở mức độ tối đa.

Đáng buồn thay, đó lại là nơi cuối cùng để tìm kiếm công lý trong một cuộc bầu cử tổng thống vốn thực sự đi ngược chiều với làn gió thịnh hành đó.

Thậm chí, trái ngược với những gì Thẩm phán Tối cao Pháp viện Clarence Thomas yêu cầu, họ sẽ không khám phá những vi phạm trắng trợn vi hiến ở nhiều tiểu bang khác nhau, nơi các quan chức không được bầu chọn đã thay thế các cơ quan lập pháp một cách bất hợp pháp để thay đổi luật bầu cử bằng tiền pháp định, điều mà chúng ta thấy chỉ xảy ra ở các nước độc tài chuyên chế.

Nhưng, thưa các bạn, điều này đã xảy ra ở đây, tại đất nước Hoa Kỳ, và không chỉ ở một nơi. Chúng ta có thể viện dẫn Tối cao Pháp viện đã lơ là nhiệm vụ… hoặc chúng ta có thể tìm kiếm công lý ở nơi khác.

Roger L. Simon là một tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng, nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, người đồng sáng lập PJMedia, và hiện là tổng biên tập cho The Epoch Times. Những cuốn sách gần đây nhất của ông là “The GOAT” (tiểu thuyết ‘CON DÊ’) và “Tôi biết rõ nhất: Chủ nghĩa tự ái đạo đức đã và đang giết chết nền Cộng hòa của chúng ta”(I Know Best: How Moral Narcissism Is Destroying Our Republic, If It Hasn’t Already. Có thể đọc các bài viết của ông Simon trên Parler với tên @rogerlsimon.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Nguyên Hương

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP