Chuyện kể về một bà cụ thôn quê họ Phùng sống hồi thế kỷ 20, điên điên khùng khùng, đi khắp hát lảm nhảm. Tuy nhiên, người dân lúc đó dần dần phát hiện ra, một số câu hát của bà cụ lại chính là lời tiên đoán chính xác về những gì xảy ra trong ngôi làng đó.

Sau đó, vì “bà cụ điên” đi lang thang khắp nơi đều chỉ lặp đi lặp đi mấy câu nói, giống như lời tiên tri, nên những người lớn tuổi trong làng này đã ghi chép lại tất cả. Sau này người ta đã tổng hợp những ghi chép đó lại thành một bài văn.

Trong mười mấy câu nói của “bà cụ điên” được ghi chép thành văn chương, có vài điều rất rõ ràng là lời tiên tri liên quan đến lịch sử. Vì những điều đó đều đã xảy ra trong sự kiện lịch sử hoặc trùng khớp với lời tiên tri về lịch sử nổi tiếng khác. Trong bài viết này sẽ chủ yếu nói về những lời tiên tri khá rõ ràng để đưa ra một số phân tích đơn giản.

“Mặt trời lặn phía đông, ngọn đuốc giơ lên, quân thần điên đảo, không lương không gạo”

“Mặt trời lặn phía đông”: Mặt trời ở đây là ám chỉ Nhật Bản, mặt trời lặn phía đông (nằm ở phía đông Trung Quốc). Nhật Bản thua trận.

“Ngọn đuốc giơ lên”: Lửa màu đỏ, “ngọn đuốc” là Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), “ngọn đuốc giơ lên” muốn ám chỉ sau khi Nhật thua trận tại Trung Quốc, ĐCSTQ và chính phủ Dân Quốc đã triển khai cuộc nội chiến để tranh đoạt chính quyền.

“Quân thần điên đảo”: Ám chỉ chính phủ Dân Quốc bị lật đổ, ĐCSTQ chiếm đoạt chính quyền.

“Không lương không gạo”: Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đã không ngừng tiến hành các hoạt động chính trị, gây ra sự phá hoại cực kỳ lớn cho lực lượng sản xuất trong xã hội, dẫn đến xuất hiện thảm họa nạn đói.

Thời gian “bà cụ điên” hát những lời này là vào đầu thế kỷ 20, mà những sự kiện được mô tả lại xảy ra vào thập niên 40, thập niên 50 thế kỷ 20. Vì vậy, bây giờ nhìn lại, đây là một lời tiên tri chính xác về những sự kiện lịch sử đã diễn ra.

“Bà cụ điên” còn có những lời tiên tri về nhiều sự kiện trọng đại xảy ra trong 20 năm tới. Nó cũng trùng khớp với một số lời tiên tri lịch sử nổi tiếng khác. Những tiên tri nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hầu như đều giống nhau, đều nói rằng con người trong tương lai sẽ phải trải qua một đại kiếp nạn khủng khiếp chưa từng có trước đây. Trong đại kiếp nạn kéo dài nhiều năm, thế giới đâu đâu cũng là chiến tranh, lửa trời và dịch bệnh… Mức độ hủy diệt của nó đối với đời sống con người là vô cùng thảm khốc.

Tuy nhiên, trong đại kiếp nạn này, sẽ có một vị Thánh nhân xuất thế. Tất cả mọi kiếp nạn chỉ là dùng để trừng phạt và đào thải những kẻ ác và những người không tín tâm, còn những người lương thiện và các tín đồ thì sẽ được Thánh nhân giải cứu. Không chỉ vậy, tất cả những lời tiên tri đều dự đoán thời gian xảy ra đại kiếp nạn này là vào lúc ĐCSTQ cầm quyền.

“Hoa đỏ rụng đầy vườn, hoa vàng nở khắp nơi”

“Hoa đỏ” ám chỉ ĐCSTQ. “Hoa đỏ rụng” tức là ĐCSTQ diệt vong. “Rụng đầy vườn” ẩn dụ rằng ĐCSTQ diệt vong kéo theo đó là trận đại kiếp nạn gây ra thiệt hại bi thảm về mạng sống con người. Trong truyền thống tôn giáo ở Phương Đông màu vàng tượng trưng cho Đạo Phật. “Hoa vàng” màu vàng lấp lánh, ám chỉ Phật pháp. Câu nói này muốn nói rằng ĐCSTQ diệt vọng, cùng với đại kiếp nạn xảy ra, sau đó Phật pháp sẽ huy hoàng nhân gian.

“Đi sai đường sông hồ, người có đi không về”

“Hồ” là hồ trạch, “sông hồ” là giang trạch, tức tên của một người có chữ “giang trạch” trong đó, ám chỉ Giang Trạch Dân. Câu này nghĩa là những ai mù quáng sai lầm tin theo lời mê hoặc Giang Trạch Dân thì có đi không có về, sẽ phải mất mạng trong đại kiếp nạn.

Trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn” của Lưu Bá Ôn cũng mô tả giống như vậy. Trong đại kiếp nạn, “người gặp mãnh hổ khó né tránh”. Tất cả những người bị mê hoặc bởi “mãnh hổ” (chỉ người thuộc tuổi Hổ và tập đoàn lợi ích đại diện cho người đó) mà chấp nhận, tin tưởng “mãnh hổ”, đều khó tránh được kiếp nạn trong đại kiếp nạn này. Đồng thời, “Kim Lăng Tháp Bi Văn” cũng ám chỉ nhân tố trực tiếp khiến trận đại kiếp nạn xảy ra là Giang Trạch Dân (thuộc “Hổ”) đích thân thao túng ĐCSTQ phát động một cuộc vận động bức hại tàn ác quy mô lớn với những người tín Phật.

“Người có đi không về” cũng hưởng ứng lời than thở cho kết cục bi thảm của đại kiếp nạn mang tính lịch sử này. Trong bài thơ lời tiên tri đầu tiên của “Mai Hoa Thi” cũng viết: “Cổng trời mênh mộng ngàn năm mở, mấy người quay đi mấy người đến”. Đây là một tập thơ tiên tri nổi tiếng của tác giác Thiệu Ung thời kỳ Bắc Tống.

Vài tiên tri dưới đây mô tả về hai hiện tượng kiếp nạn chính trong đại kiếp nạn: Chiến tranh và lửa trời.

“Ngựa không có móng, chim nhạn không lông, trăm nạn cùng đến, tai họa tứ phía”

“Ngựa không có móng” ám chỉ xe tăng và xe bọc giáp, “chim nhạn không lông” là tên lửa. Câu nói này mô tả hiện tượng chiến tranh trong đại kiếp nạn. Tượng thứ 56 trong “Thôi Bối Đồ” của Viên Thiên Cương và Lý Thuần Phong mô tả về một cuộc chiến tranh thế giới “hải cương vạn lý tận vân yên, thượng hất vân tiêu hạ cập tuyền”, tức chiến tranh thế giới thứ ba. Hiện tượng chiến tranh được mô tả trong quẻ này rất giống với lời tiên tri của bà cụ điên: “Vật bay không phải chim (máy bay quân sự và tên lửa), vật lặn không phải cá (tàu ngầm), chiến tranh không binh lính, trò đùa của tạo hóa (chiến tranh không nằm ở binh lính mà là cuộc chiến vũ khí quân sự)”. Trong những mô tả từ rất nhiều lời tiên tri của Trung Quốc và thế giới, cuộc chiến tranh thế giới này cuối cùng sẽ dẫn đến một thảm họa “lửa trời”, tức chiến tranh hạt nhân.

Thôi bối đồ (Ảnh chụp màn hình Sina).

“Một tiếng sấm sét vang lên, chỉ hận trò đùa tạo hóa, bụi bay gió nổi nước đến, lửa đốt bại vật thanh tẩy, kẻ ác khó thoát kiếp nạn, người thiện không diệt thần thể”. “Ban ngày như bóng đêm, mặt trời biến mặt trăng, trời mờ mịt, đất âm u, đất rung núi chuyển do nhân trước, ngoài ra khó dừng lại”

“Một tiếng sấm sét vang lên, chỉ hận trò đùa tạo hóa, bụi bay gió nổi nước đến, lửa đốt bại vật thanh tẩy” là miêu tả về chiến tranh hạt nhân, tức “lửa trời”. Tạo hóa ở đây là muốn nói đến vũ khí hạt nhân. “Ban ngày như bóng đêm, mặt trời biến mặt trăng, trời mờ mịt, đất âm u” mô tả về hiện tượng “mùa đông hạt nhân” xảy ra sau chiến tranh hạt nhân từng được khoa học hiện đại khẳng định.

“Kẻ ác khó thoát kiếp nạn, người thiện không diệt thần thể” nói rằng trong thảm họa hạt nhân, những kẻ ác độ và bất tín sẽ khó thoát khỏi kiếp nạn này, còn người lương thiện và tín đồ sẽ được sự bảo hộ của Thần mà không bị tổn hại bởi chiến tranh hạt nhân. Mô tả này một lần nữa lại giống với mô tả trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn” của Lưu Bá Ôn: “Khí nhẹ chấn động núi cao, một sợi dây thép khó chống đỡ. Người gặp mãnh hổ khó né tránh, người có phúc được ở sơn trang”.

“Khí nhẹ” tức là sóng xung kích, “một sợi” tức là bức xạ. Sóng xung kích khiến cho đất trời rung chuyển, bức xạ thì không có gì có thể chống đỡ được. Từ ý nghĩa của câu chữ cho thấy, đây là mô tả về hiệu ứng sau một trận chiến tranh hạt nhân.

Thật ra, rất nhiều tiên tri của Trung Quốc và thế giới trong lúc miêu tả các loại hiện tượng thảm họa, đồng thời cũng ẩn chứa lời nhắc nhở quan trọng làm sao để tránh né kiếp nạn, đó là: trong đại kiếp nạn sẽ có một vị “Thánh nhân” xuất hiện. Tất cả những người lương thiện và có niềm tin cuối cùng sẽ có được sự giải cứu của “Thánh nhân”, từ đó đi vào một kỷ nguyên mới của lịch sử. Còn những người bị trừng phạt và đào thải trong đại kiếp nạn này chỉ là những kẻ độc ác và không tin tưởng thần thánh.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số sự kiện được tiên tri sẽ xảy ra sau năm 2020 đã có sự thay đổi, ví dụ những dự ngôn về chiến tranh thế giới thứ ba. Theo như những gì trong tiên tri thì cuộc chiến này phải bắt đầu từ năm 2018, và Trung Quốc là một trong những quốc gia chính bị cuốn vào. Tuy nhiên, nhưng hiện nay cuộc xung đột quân sự trong phạm vi toàn thế giới này hầu như đã biến thành cuộc chiến tranh thương mại. “Chiến tranh thế giới” do vậy đã biến thành “chiến tranh thương mại thế giới”.

Theo ĐKN