Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa

Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa

Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa

Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa

Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa
Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa
Thứ ba, 16-04-2024 21:49, (GMT+07:00)
Tại sao người Mỹ không tin vào bất cứ điều gì nữa
05-12-2020 10:15

Ngày nay có rất nhiều lời bàn tán về những thuyết âm mưu. Đa số người Mỹ bắt đầu có xu hướng tin vào những điều từng bị cho là hoang đường.

Điều này là đúng đối với bên cánh tả, nơi vẫn còn không ít người mù quáng tin rằng Tổng thống Donald Trump đã thông đồng với Nga để cướp Nhà Trắng từ tay bà Hillary Clinton. Điều này lại cũng đúng với bên cánh hữu, nơi một lượng lớn người tin rằng ông Trump không chỉ là một Tổng thống mà còn là người lãnh đạo cuộc chiến chống lại những kẻ ấu dâm đồi bại đang âm thầm chi phối thế giới. 

Nhưng câu hỏi lớn là, làm thế nào chúng ta (chỉ người Mỹ nói chung) lại đến mức này? Bạn hiếm khi thấy người ta đem chủ đề đó ra để tranh luận. Rốt cuộc, làm sao mà niềm tin của chúng ta vào các tổ chức chính phủ trở nên mai một và rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử? Xã hội chúng ta làm sao có thể rơi rớt xuống nơi mà mọi người không còn ai tin tưởng lẫn nhau, thậm chí ngay cả một kẻ lừa đảo cũng dám bán đứng nhiều đồng bào của mình cho một âm mưu điên khùng và cuồng vọng hơn?

Để xét một vấn đề được xem là mối quan tâm lớn nhất trong xã hội ở thời điểm hiện tại, chúng ta phải nhìn vào hành vi của các tổ chức hàng đầu. Chỉ trong tuần này (tuần cuối cùng của tháng 11), chúng ta đã thấy hai câu chuyện riêng biệt mà nếu chỉ so sánh với vài năm trước đó, đây sẽ là các vụ bê bối toàn diện. Vậy mà giờ đây chúng ta (nước Mỹ) xuất hiện những thứ như thế mỗi tuần. Mọi người trở nên bất lực và tê tái. Họ không thể ngờ rằng các nhà lãnh đạo của chúng ta trở nên băng hoại và thoái hóa đến như vậy, những người này gần như chẳng còn bất kỳ tiêu chuẩn hay đạo đức nào, và người dân trở nên đề phòng đến mức còn chẳng dám tin những gì mà họ nghe thấy vì những lý do đó.

Đầu tiên, tờ New York Times đã tiết lộ một câu chuyện về các công ty hàng đầu của Mỹ đã vận động hành lang để xóa bỏ thứ mà về bản chất, là một dự luật chống chế độ nô lệ tại Quốc hội. (Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức đối với người Duy Ngô Nhĩ đã được Hạ Viện thông qua vào tháng 9/2020, và hiện đang được Thượng viện xem xét).

Chính quyền cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện chiến dịch đàn áp đối với nhóm thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Là một phần của chiến dịch, họ - ĐCSTQ đã đưa một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ vào các trại cải tạo hoặc trung tâm tẩy não, họ cũng đưa nhiều người khác rời khỏi quê hương của mình để đến các vùng đất xa xôi khác nhau ở Trung Quốc để lao động cưỡng bức. Đáp lại, Quốc hội Mỹ thì đang tranh luận về dự luật bảo vệ những người lao động đó bằng cách cấm hàng hóa xuất khẩu do hệ thống lao động cưỡng bức này làm ra. Nhưng lạ ở chỗ, các thương hiệu lớn của Mỹ như Apple, Nike và Coca Cola thì bí mật vận động hành lang để yêu cầu xóa bỏ dự luật này. Thực ra các công ty này sợ rằng, nếu dự luật được thông qua thì nó sẽ đe dọa đến chuỗi cung ứng quan trọng của họ tại Trung Quốc.

Apple đã lập trình Siri để bày tỏ sự ủng hộ dành cho phong trào Black Lives Matter, trong khi đó Coca Cola đã thực hiện một chương trình tiếp thị hoành tráng có tên “Chúng ta phải bên nhau” (Together We Must), mục tiêu là thể hiện cam kết sâu sắc của họ đối với vấn đề bình đẳng chủng tộc. Còn với Nike, toàn bộ nỗ lực tiếp thị doanh nghiệp của họ cũng không khác gì khi chỉ xoay quanh bình đẳng chủng tộc và xã hội. Tất cả những cam kết công bằng xã hội và chủng tộc này quả thực đều rất rẻ tiền. Trong khi họ yêu cầu bình đẳng cho nhóm người da đen ở đất nước mình, thì lại muốn cho phép một hệ thống nô lệ thời hiện đại được vận hành ở một quốc gia độc tài như Trung Quốc. Nếu nói rằng việc dẫn ra đạo luật ngăn cấm này sẽ rất tốn kém, thì có vẻ họ đang bắt đầu đùa cợt hơi quá.

Thứ hai, cũng trong những ngày cuối tháng 11, một cuộc chiến công khai lớn đã nổ ra giữa các nhóm Black Lives Matter (BLM) địa phương và tổ chức BLM quốc gia. Nhóm BLM quốc gia đã thành lập một Quỹ Mạng lưới Toàn cầu dành cho phong trào Black Lives Matter, và kêu gọi gây quỹ với số tiền lên tới hàng triệu đô từ các cá nhân cùng nhiều nhà tài trợ doanh nghiệp trong vài năm qua, thậm chí số tiền còn tăng lên vùn vụt kể từ sau vụ George Floyd.

Tờ Daily Caller cho biết, trong nhiều năm nay, văn phòng BLM quốc gia đã chi tiêu một cách phung phí cho việc đi lại và nhiều khoản phát sinh khác, trong khi đó dành rất ít tiền cho các chi hội BLM địa phương, những người vốn là lực lượng chính phụ trách thực thi các công việc tại thực địa. Cuối cùng, như một giọt nước tràn ly, các nhóm BLM địa phương đã công khai khiếu nại và kiện ngược lên các tổ chức BLM quốc gia.

Các nhóm BLM địa phương đến từ 10 thành phố lớn, bao gồm Chicago, Philadelphia và Washington DC đã đưa ra tuyên bố trên một trang web mới do họ lập ra, công khai chỉ trích tổ chức BLM quốc gia. Họ cáo buộc tổ chức quốc gia thiếu minh bạch trong việc chi tiêu hàng triệu đô la mà họ thu được từ các nguồn khác nhau, trong khi hầu như chẳng hề bỏ một xu nào cho các chi hội địa phương vốn là người trực tiếp thực hiện công việc.

Hãy thử kể tên một nhóm nhạc nào gây sự chú ý hơn so với phong trào BLM trong năm nay? Dường như dấu ấn mà BLM để lại xuất hiện ở khắp mọi nơi. Các vận động viên hàng đầu mặc chúng trên áo đấu của họ. Người ta còn thấy chữ BLM to tướng được sơn trên con đường phía trước dẫn vào Nhà Trắng. Trên Twitter, những người nổi tiếng cũng gắn hashtag BLM nhan nhản. Nhiều công ty cũng bày tỏ ủng hộ BLM và gắn nó trên trang web của họ. Có vẻ như những người này họ quan tâm đến mạng sống của người da đen. Nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến mạng sống của người da đen như vậy, thì có lẽ tất cả các nhóm Black Lives Matter ở địa phương bị chính tổ chức ở cấp cao hơn lừa gạt sẽ khiến bạn phải lên tiếng. Nhưng kết quả thì sao, rõ ràng là không.

Tuyên bố của trang web mà nhóm BLM địa phương lập ra được công bố vào ngày 30 tháng 11. Nhưng cho đến nay, các phương tiện truyền thông thậm chí còn chẳng thèm ngó đến. Không ai trong số các nhà tài trợ của BLM hoặc bất kỳ công ty lớn nào lên tiếng dù chỉ một chút. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được? Đây rõ ràng không phải là thuyết âm mưu do truyền thông cánh hữu tung ra. Chúng ta đang nói về việc các nhà hoạt động BLM ở địa phương bị lừa gạt. Họ đã công khai chuyện này. Bạn có thể nghĩ những người quan tâm hẳn cũng cảm thấy khó chịu và muốn xem xét nó một chút. Nhưng tất cả những người nổi tiếng từng gắn hashtag giờ ở đâu? Mọi sự chú ý đâu cả rồi? Đột nhiên bạn nhận ra rằng các công ty truyền thông, Hollywood và nhiều công ty ở Mỹ thực sự chẳng quan tâm lắm đến vấn đề này.

Quá hoài nghi là không tốt, nhưng trong thế giới ngày nay, điều đó càng trở nên khó khăn hơn. Bây giờ chúng ta có một đất nước đầy rẫy những hoài nghi. Người dân Mỹ đã được rèn luyện một cách không tự biết để trở nên nghi ngờ tất cả. Những thương hiệu dối trá, ngụy tạo, giả mạo và đạo đức giả đều đi kèm với một cái giá, và cái giá đó chính là khiến người ta không còn tin vào bất cứ điều gì hay bất cứ ai nữa.

Hoàng Tuấn
Theo wnd

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP