Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoá

Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoá

Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoá

Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoá

Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoá
Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoá
Thứ năm, 18-04-2024 07:54, (GMT+07:00)
Tại sao gia tộc Phật Thích Ca bị thảm sát, người Do Thái chịu khổ nạn? Lịch sử chỉ ra con đường thoát đại dịch
24-10-2020 20:06

 

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã không thể kiểm soát được và đã lây lan khắp toàn cầu khiến số người chết tăng vọt. Các đội tang lễ từ nhiều tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đại lục đã đổ xô đến Vũ Hán để giúp thu gom các thi thể. Một số các nguồn tin khác cho biết, bác sĩ thậm chí đã nhờ hòa thượng và các đạo sĩ đến giúp Vũ Hán vì có quá nhiều oan hồn dã quỷ. Ngoại giới lo lắng đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp tục lan rộng. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu sự thật về bệnh dịch, và người dân ở Vũ Hán cầu cứu, họ bảo nhau: "Đừng tin vào chính phủ, hãy dựa vào chính mình". Trong điều kiện không có thuốc men, bệnh dịch hoành hành, tình hình nghiêm trọng, người dân phải tự cứu mình như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử, suy ngẫm và tìm con đường thoát trước đại dịch.

Thần thông vẫn không thoát nghiệp lực, Vua Lưu Ly thảm sát vương tộc Thích Ca

Thời Ấn Độ cổ đại, con trai thứ hai của Vua Ba Tư Nặc được gọi là Vua Lưu Ly. Khi 20 tuổi, Vua Lưu Ly phát động một cuộc binh biến, lưu đày cha mình, và sát hại chính anh trai của mình, rồi lên ngôi. Vua Lưu Ly có một tên gian thần luôn bên cạnh tên là Háo Khổ Phạn Chí. Do liên tục bị gian thần xúi giục, vua Lưu Ly quyết định tấn công nước Ca Tỳ La Vệ và tiêu diệt những người thân trong hoàng tộc của Phật Thích Ca.

Đức Phật Thích Ca với trí huệ cao đã biết rằng nghiệp chướng của người dân nước Ca Tỳ La Vệ tích lại đã khiến họ phải chịu kiếp nạn này. Đức Phật từ bi, vì để bảo vệ người thân trong hoàng tộc, nên khi vua Lưu Ly cho quân tấn công vương quốc, đức Phật Thích Ca đã 3 lần liên tiếp ngồi trên đường quân đội phải đi qua, khuyên can vua Lưu Ly. Ba lần đầu, vua Lưu Ly đều cảm động trước lời nói của Phật Thích Ca nên dẫn quân quay trở về. Thế nhưng, gian thần xúi bẩy gây rối, lại thêm vào gièm pha, vua Lưu Ly quyết định xuất quân lần thứ tư. Phật Thích Ca biết người thân trong hoàng tộc và người dân thành phố ở trong kiếp nạn khó thoát nên không ngăn cản nữa.

Phật Thích Ca có một vị đại đệ tử tên là tôn giả Mục Kiền Liên, là đệ tử có thần thông đứng đầu. Tôn giả nghe nói rằng vua Lưu Ly tập hợp quân đội một lần nữa để tấn công nước Ca Tỳ La Vệ, cảm thấy thương xót cho những người sắp phải chịu nạn. Vì vậy tôn giả đã đề nghị với Đức Phật rằng ông có thể dùng thần thông của mình để cứu toàn bộ vương quốc và đặt họ trong một không gian khác, hoặc trong biển rộng, hoặc giữa hai ngọn núi, hoặc chốn Bồng lai, như thế vua Lưu Ly sẽ không thể tìm thấy họ.

Đức Phật nói với Mục Kiền Liên rằng mặc dù thần thông của tôn giả có thể thu xếp an toàn được tất cả mọi người, nhưng  tôn giả không có khả năng giải khai những ân oán chồng chất của chúng sinh, và  tôn giả không có khả năng giải quyết tội nghiệp mà họ đã tạo ra qua nhiều đời. Đức Phật đã nói rõ điều đó, nhưng tôn giả Mục Kiền Liên không thể chịu đựng được khi nhìn thấy nhiều người chịu nạn như thế. Vì vậy,  tôn giả đã lựa chọn 4000-5000 tinh anh trong hoàng cung, đặt trong bình bát, và sử dụng thần thông đưa bình bát vào không gian vũ trụ. Bằng cách này, Vua Lưu Ly sẽ không bao giờ được tìm thấy họ được. Vua Lưu Ly tấn công nước Ca Tỳ La Vệ, đại khai sát giới, tàn sát những người thân của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng những người trong thành phố.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Mục Kiền Liên bái kiến Đức Phật và nói rằng ông đã cứu 4000-5000 người. Đức Phật nói với tôn giả Mục Kiền Liên rằng, trước hết hãy đi xem tình hình bên trong cái bình bát. Mục Kiền Liên mở chiếc bát ra và phát hiện rằng tất cả những người bên trong đều biến thành máu. Mục Kiền Liên buồn bã, khóc lóc thảm thiết, vô cùng thương xót. Đức Phật từ bi đã khai thị cho tôn giả nguyên nhân khiến Vua Lưu Ly tàn sát hoàng tộc của Phật Thích Ca Mâu Ni và bách tính trong toàn thành.

Thần thông vẫn không thoát nghiệp lực, Vua Lưu Ly thảm sát vương tộc Thích Ca
Đức Phật nói với Mục Kiền Liên rằng mặc dù thần thông của tôn giả có thể thu xếp an toàn được tất cả mọi người, nhưng  tôn giả không có khả năng giải khai những ân oán chồng chất của chúng sinh. (Ảnh: Shutterstock)

Nghiệp lực luân báo như hình với bóng

Hóa ra cách đây rất lâu, ở thành La Duyệt có một làng chài, trong làng có một cái ao lớn, nuôi đầy đủ các loại cá. Vì nạn đói, giá cả tăng vọt, và người dân đành phải ăn rễ cỏ để sống. Một ngày nọ, người dân La Duyệt quyết định bắt cá từ ao lên để ăn. Thế là toàn bộ dân làng đi bắt cá ăn. Hai con cá dưới ao nói: "Chúng tôi không có lỗi gì, tại sao lại ăn thịt chúng tôi?". Vì thế, hai con cá đã thề tới đời sau nhất định sẽ trả thù.

Thuở ấy, trong làng có một cậu bé tám tuổi, bản tính lương thiện, không tham gia đánh cá, cũng không ăn cá. Nhưng khi thấy con cá dạt vào bờ và đang chết dần, cậu bé đã nghịch ngợm gõ vào đầu con cá to nhất ba lần.Đức Phật Thích Ca nói rằng hai con cá trong đời này là vua Lưu Ly và Háo Khổ Phạn Chí, còn cậu bé 8 tuổi là tiền thân của Đức Phật Thích Ca. Những người dân của thành La Duyệt thì đều chuyển sinh tới nước Ca Tỳ La Vệ.

Dù không ăn cá, cũng không tham gia bắt cá nhưng cậu bé lại nhìn thấy cá bị bắt lên bờ vùng vẫy giãy chết và có phần hả hê. Vì vậy, do nhân duyên này, khi người dân Ca Tỳ La Vệ gặp tai họa, Phật Thích Ca cũng không thoát khỏi quả báo, ba ngày liền đau đầu như thể núi Tu Di đè lên đầu.

Nhưng khi ra tay trả thù, vua Lưu Ly phải chịu kết cục ra sao? Đức Phật Thích Ca dự ngôn rằng vua Lưu Ly và quân đội của ông ta sẽ bị tiêu diệt sau 7 ngày. Nhưng nhiều người không tin, cho rằng không có giặc giã, không có hỏa hoạn, lũ lụt thì ai có thể tiêu diệt được ông ta? Nhưng 7 ngày sau, một cơn bão bất ngờ từ trên trời ập xuống, và nước tràn vào đô thành, tiêu diệt vua Lưu Ly và quốc gia của ông ta. Vua Lưu Ly đã báo được thù, nhưng ngay lập tức ông bị rơi xuống Địa ngục A Tỳ (cũng gọi là Địa ngục Vô gián)

 

Phật Thích Ca đã khai ngộ và thành Phật, có thể nhìn thấy 3.000 đại thiên thế giới. Chẳng lẽ Ngài không có khả năng bảo vệ người thân của mình sao?

Bởi vì nhiều chúng sinh trong khi luân hồi đã làm nhiều điều xấu và gây ra tội nghiệp. Dù trải qua thời gian dài bao lâu, chuyển sinh luân hồi bao nhiêu lần, thì nghiệp lực vẫn luôn đi theo như hình với bóng. Một khi kiếp số đến, dù muốn hay không cũng phải bồi hoàn. Thiện ác hữu báo là thiên lý bất biến. Dù tôn giả Mục Kiền Liên có trong tay thần thông lớn hơn nữa, cũng không thể giải được nghiệp lực luân báo phức tạp giữa những người với người.

Khổ nạn do đâu tới? Bài học từ người Do Thái và người La Mã

Nhỏ như một người hay lớn như một quần thể cũng khó thoát khỏi nhân duyên quả báo. Nhớ lại thời La Mã cổ đại, khi Chúa Giê-su bị phán xét, có bao nhiêu người Do Thái phấn khích hét lên "Hãy đóng đinh ông ta"? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị ném vào đấu trường, bị sư tử và thú dữ cắn xé, có bao nhiêu người ngồi đó xem với sự hưng phấn và cổ vũ? Vua Nero tà ác đã ra lệnh cho người cuốn cỏ khô quanh những tín đồ Cơ Đốc và đốt lên làm đuốc để thắp sáng khu vườn.

Người Do Thái đứng bên ngoài chứng kiến dù không giết Chúa Giê-su, cả những khán giả trong đấu trường không ra tay sát hại tín đồ, và các quý tộc La Mã cũng không đích thân giết những người Cơ đốc, nhưng thái độ dửng dưng, im lặng trước sự đàn áp, liệu họ có phải là tiếp thêm lửa và ‘nối giáo cho giặc’?

Khổ nạn do đâu tới? Bài học từ người Do Thái và người La Mã
“Lời cầu nguyện cuối cùng của các Tử đạo Cơ đốc” (The Christian Martyrs Last Prayer) mô tả tình cảnh cuộc đàn áp tàn khốc đối với các tín đồ Cơ đốc thời La Mã cổ đại: trên các cột xung quanh đấu trường, bên trái là các tín đồ Cơ đốc bị thiêu, và bên phải là các Cơ đốc nhân bị hành quyết trên thập tự giá. Ở giữa là nhóm tín đồ sẽ bị dã thú xé xác, vô số người trên khán đài lạnh lùng chứng kiến cảnh tượng thảm thương ( Soerfm / Wikimedia commons )

Vì bức hại chính tín, La Mã cổ đại hùng mạnh đã bị Trời trừng phạt, 4 lần giáng xuống đại dịch. Trong số đó, trong trận đại dịch thứ 2, dân số của Đế quốc La Mã giảm tới 1/3, và một nửa dân của kinh đô Constantinople bị chết. Trận dịch lớn thứ ba, số người chết lên tới 25 triệu người. Vào lúc cao điểm của dịch bệnh, 5.000 người chết mỗi ngày ở Rome. Sau bốn trận đại dịch lớn hoành hành qua châu Á, châu Âu và châu Phi, Đế chế La Mã cổ đại đã bị chia cắt và tiêu diệt.

Theo "Phúc âm Mathew": người đứng đầu tôn giáo Do Thái ghen tị với Chúa Giê-su và giao Ngài cho Pilate, thống đốc Do Thái của Roma, để xét xử và kết án. Pilate không muốn xử chết Chúa Giê-su, nhưng các linh mục trưởng và trưởng lão Do Thái đã xúi giục dân chúng hô lớn: “Hãy đóng đinh ông ta!”. Người Do Thái cuồng nhiệt hét lên “Hãy đóng đinh Giê-su”. Pilate rửa tay trước công chúng và nói rằng ông sẽ không chịu trách nhiệm giết Chúa Giê-su. Tuy nhiên, những người Do Thái đồng thanh lớn tiếng: “Nợ máu của Giê-su sẽ do chúng tôi và con cái chúng tôi gánh chịu!”. Trước khi Chúa Giê-su bị đóng đinh, các linh mục trưởng, các thầy dạy Kinh và các trưởng lão Do Thái giáo đều chế nhạo và sỉ nhục Ngài.

Vì tham gia vào cuộc đàn áp Chúa Giê-su, người Do Thái đã phải sống lưu tạc rải rác trên khắp thế giới trong một thời gian dài 1800 năm, bị nhiều nước trên thế giới kỳ thị, trục xuất, tàn sát và chịu nhiều khổ nạn.

Khổ nạn do đâu tới? Bài học từ người Do Thái và người La Mã 3
Trong bức tranh "Hãy nhìn xem, Người đàn ông này", Pilate hỏi người Do Thái có thả Chúa Giêsu hay không. Bức tranh do họa sĩ người Ý Antonio Ciseri vẽ. ( Deerstop / Wikimedia commons )

Tiết lộ phần tiếp theo của câu chuyện

Trong những câu chuyện này, câu chuyện của Đức Phật Thích Ca đã nói với hậu thế rằng con người dù có làm điều xấu gì cũng sẽ phải hoàn trả, dù là vô ý làm sai! Nhóm người nào làm sai, cả nhóm người đó sẽ phải hoàn trả.

Các linh mục trưởng và trưởng lão Do Thái ghen tị với Chúa Giê-su và yêu cầu tổng đốc giết Chúa. Kết quả là con cháu đời sau của người Do Thái thực sự phải gánh một món nợ máu rất lớn vì việc này. La Mã cổ đại tra tấn những tín đồ Cơ Đốc và phạm những tội ác tày trời, điều này cũng dẫn đến đại dịch bùng phát, xã hội lầm than, đế chế tan rã và diệt vong.

Ngày nay, tại Trung Quốc đại lục đang xảy ra cuộc bức hại Pháp Luân Phật Pháp. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra tay giết hại và tra tấn tàn ác đối với những người tu luyện Pháp Luân Công. Điều này rất giống với cuộc bức hại những tín đồ Cơ đốc ở La Mã cổ đại! Tuy nhiên, những người theo tín ngưỡng Pháp Luân Công chống lại cuộc bức hại một cách ôn hòa. Họ mạo hiểm trước nguy cơ bị bắt, bị đánh đập, tra tấn để truyền bá niềm tin vào "Chân, Thiện, Nhẫn", đánh thức sự lương thiện của con người với tấm lòng bao dung nhân hậu.

đcstq đàn áp Pháp Luân Công
Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra tay giết hại và tra tấn tàn ác đối với những người tu luyện Pháp Luân Công.

Vì vậy, mọi người khi thấy những người theo tín ngưỡng Pháp Luân Công bị tra tấn và đàn áp, không nên giống như người Do Thái mà cười nhạo, coi những người xả thân vì chân lý như kẻ thù; không nên giống như người dân thành phố Ma Mã cổ đại coi thường tính mạng con người, nhìn dã thú cắn xé người lấy làm thích thú.

Một số người có thể nói rằng tôi không tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công và tôi không cần phải chịu trách nhiệm về việc đó. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ và cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân phát động, đã kéo dài hơn 20 năm. Sự bàng quan và im lặng của mọi người có phải là dung túng và chấp thuận ngầm với cái ác không? Lặng lẽ để cho bức hại xảy ra, khiến thế lực tà ác lộng hành, từ tra tấn và giết chóc đến mổ cướp nội tạng các học viên, tội ác của chúng chồng chất ngút trời.

Hiện nay, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn đang hoành hành, và ĐCSTQ đã phong tỏa thành phố, đàn áp và bắt giữ những người đang tìm đường thoát thân. Vì vậy, tránh xa kiếp nạn, và cứu người đã trở thành ưu tiên hàng đầu.

Đọc chân ngôn giúp vượt kiếp nạn
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ và cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân phát động, đã kéo dài hơn 20 năm.

Đọc chân ngôn giúp vượt kiếp nạn

Vào thời kỳ loạn lạc này, nên làm thế nào để vượt qua kiếp nạn? Người Á Đông xưa nay có truyền thống nhẩm đọc chân ngôn. Nhiều câu chuyện ghi lại rằng khi con người gặp nạn, họ sẽ nhận được các vị thần và Phật giúp đỡ, bảo hộ thông qua việc tụng kinh hoặc nhẩm chân ngôn.

Tại sao niệm chân ngôn có thể giải trừ được nguy nan? Theo một bức ảnh chụp bởi một tàu thăm dò không gian do NASA phóng lên, thiên đường là một thế giới thiên quốc tráng lệ nguy nga được tạo thành từ ánh sáng. Các phi hành gia của Liên Xô cũ cũng đã nhìn thấy những sinh mệnh cao cấp với thân hình cực đại trong không gian. Nói cách khác, trong vũ trụ bao la, thực sự tồn tại thiên quốc, và có nhiều sinh mệnh cao cấp hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người cần tuân theo những quy định và pháp tắc nhất định, tránh vi phạm pháp luật. Những pháp tắc do sinh mệnh cao hơn con người định ra chính là thiên lý. Nếu con người thuận theo thiên lý thì sẽ đồng tại cùng với Thần, đồng tại với Thiên Quốc. Nhờ đó, họ sẽ được lực lượng to lớn đằng sau trợ giúp, và có thể dễ dàng vượt qua kiếp nạn.

Triều đại Cao Ly vương cùng thời với nhà Minh đã để lại một dự ngôn "Cách Am Di Lục". Cuốn sách này tiên tri rằng một thánh nhân họ “Mục Tử”(李: Lý), đến từ Trường Xuân, và truyền xuất 3 chữ chân kinh "Chân, Thiện và Nhẫn". Dự ngôn đề cập rằng nếu muốn biết con đường để thoát tai họa, nên tìm kiếm "thập thắng lý" (tức là, pháp lý của vũ trụ thực sự). “Nhất điếu tam nhị tả hữu trung, tị loạn chi bổn đô tại tâm”. Dù thế gian có xảy ra tai họa lớn đến đâu, có thể tránh được loạn đều vốn nằm ở việc tu tâm.

Nguyên lý "Chân, Thiện và Nhẫn" của Pháp Luân Công dựa trên việc tu tâm làm căn bản. Khi một người thành tâm nhẩm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, đồng nghĩa với việc gọi chân lý vũ trụ, lựa chọn giữa chính và tà, lựa chọn đứng về phía thiện. Phật gia giảng: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. Khi một người hô to chân lý, đặt tín tâm vào chính nghĩa và chính thần, sẽ chấn động tới thiên quốc, và từ đó dẫn mời các sinh mệnh cao cấp đến che chở cho con người.

Nguyên lý "Chân, Thiện và Nhẫn" của Pháp Luân Công dựa trên việc tu tâm làm căn bản. 2
Nguyên lý "Chân, Thiện và Nhẫn" của Pháp Luân Công dựa trên việc tu tâm làm căn bản.

Thiện ác phân minh, không có sự trung lập 

Nhà thơ Ý Dante Alighieri đã nói trong "Thần Khúc": "Chỗ nóng cháy nhất trong địa ngục dành cho những người vẫn giữ thái độ trung lập khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng đạo đức lớn".

Trong cuộc bức hại chưa từng có này, ĐCSTQ, với tư cách là một đảng, bao gồm nhiều thành viên, mỗi thành viên giống như một tế bào trong cơ thể. ĐCSTQ có thể hoạt động là do nó gắn liền với từng thành viên, có nhiều tế bào ủng hộ, ĐCSTQ mới có thể không ngừng hành ác.

“Chân - Thiện - Nhẫn” là chính lý, tấn công thiện thì nhất định là ác. Không có lập trường trung lập trong thái độ của một người đối với việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Từ cổ chí kim, thiện và ác, chính và tà rõ ràng phân minh, không có trung lập và không có vị trí thứ ba. Do đó, việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ đồng nghĩa với giải thể nó và cũng là cách hòa bình nhất. 

VIDEO - 9 CHỮ CHÂN NGÔN

Minh An
Theo Chương Các - Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Nghiệp lực luân báo như hình với bóng
Một khi kiếp số đến, dù muốn hay không cũng phải bồi hoàn.
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP