Là đại nạn hay cơ hội cho người dân Trung Quốc thức tỉnh, nhận ra bản chất của thể chế đang dẫn dắt mình?

Đại họa, dị tượng liên tục xảy ra

Bắt đầu năm Canh Tý 2020 bằng sự bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán, dịch hạch, mưa đá, lốc xoáy, 6 tháng sau, mùa mưa bão năm nay ở Trung Quốc cũng bắt đầu một cách thật khác thường.
Cảnh báo lũ lụt đã đưa ra ngày thứ 31 liên tiếp kể từ 2/6. Theo báo cáo của CCTV, tính đến 26/6, 26 tỉnh, thành ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Số người bị ảnh hưởng lên tới 13,74 triệu người, số người chết, mất tích là 81, số người phải di tản và tái định cư khẩn cấp là 744.000 và hơn 10.000 ngôi nhà bị sập. Thiệt hại kinh tế là 27,8 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, do lịch sử che giấu thông tin của chính quyền Trung Quốc, ngoại giới vẫn đang nghi ngờ về con số thương vong thực tế, theo Secretchina.

Thật kỳ lạ, mưa lũ tập trung quá nhiều vào các khu vực quanh dòng sông Dương Tử vĩ đại, nơi có con đập Tam Hiệp đầy tai tiếng.

Nói tai tiếng, bởi năm 2017, một báo cáo được đăng tải trên trang Futurism chỉ ra rằng, khối lượng nước khổng lồ tích trữ tại đập Tam Hiệp đủ để làm thay đổi chuyển động quay, làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ Trái Đất. Năm 2019, một bức ảnh vệ tinh cho thấy đập bị cong, sau đó ông Vương Duy Lạc, chuyên gia thủy điện sống ở Đức đã tiến hành một nghiên cứu phát hiện, “các vấn đề an toàn và kỹ thuật nghiêm trọng của đập Tam Hiệp vượt xa ước tính ban đầu của tác giả”.

Có thể nói đập Tam Hiệp như quả bom hẹn giờ treo trên đầu dân Trung Quốc. Từ đó đến nay, vấn đề vỡ đập vẫn luôn được quan tâm, nhưng khi mùa mưa lũ năm 2020 bắt đầu một cách kỳ dị, chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Có người đã bình luận, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng ví mình như lửa, sẽ thiêu rụi người biểu tình Hồng Kông, người Hồng Kông sau đó nhắn nhủ nhau “hãy là nước”. Giờ cả Thiên Địa dường như cũng đứng về phía người dân Hương Cảng, tập trung nước vào uy hiếp cái đập kia và hàng trăm triệu dân Trung Quốc.

Ngoài mưa lớn đến rất lớn, như chưa đủ áp lực lên quả bom hẹn giờ nằm giữa Trung Quốc, những trận động đất liên tục xảy ra gần đập Tam Hiệp cũng khiến giới quan sát nín thở lo lắng cho số phận người dân hạ lưu Trường Giang.Nói tai tiếng, bởi năm 2017, một báo cáo được đăng tải trên trang Futurism chỉ ra rằng, khối lượng nước khổng lồ tích trữ tại đập Tam Hiệp đủ để làm thay đổi chuyển động quay, làm lệch cực từ và biến đổi hình dạng vỏ Trái Đất. Năm 2019, một bức ảnh vệ tinh cho thấy đập bị cong, sau đó ông Vương Duy Lạc, chuyên gia thủy điện sống ở Đức đã tiến hành một nghiên cứu phát hiện, “các vấn đề an toàn và kỹ thuật nghiêm trọng của đập Tam Hiệp vượt xa ước tính ban đầu của tác giả”.

Cùng với đó là liên tiếp những dị tượng như mưa đá, tuyết rơi trái mua, giông lốc, vòi rồng, hiện tượng “một giây tối sầm, một giây giông tố”, cùng nguy cơ núi lửa 500.000 năm chưa hoạt động bỗng thức giấc ở phía Bắc, và khả năng bị xâm nhập bởi đàn châu chấu dài 7km từ phía Tây, Trung Quốc đang đối diện với nhiều nguy cơ một cách kỳ lạ.

Nhiều người bình luận, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quá tàn ác, trong lịch sử tồn tại của mình đã liên tục gây tội ác với chính nhân dân của mình và cả thế giới. Những cuộc thanh trừng Tam phản Ngũ phản; Cách mạng Văn Hóa; Vỡ đập Bản Kiều; Thảm sát Thiên An Môn; Kế hoạch sinh đẻ, Vu oan đàn áp, mổ cướp nội tạng Pháp Luân Công; Đàn áp, mổ cướp nội tạng người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng; Che giấu đại dịch SARS; Nổ nhà máy hóa chất Thiên Tân; Tráo trở lật lọng với người Hồng Kông; Giấu giếm dịch bệnh với Thế giới… Vẫn biết nó gây ra biết bao tội ác tày trời, nhưng sao người dân Trung Quốc bị lừa dối và bị cai trị trong vô minh lại phải gánh chịu hậu họa đầu tiên?

Chẳng lẽ đạo Trời bất công?

Đạo Trời thể hiện trong văn hóa truyền thống của chính Trung Hoa vĩ đại đã từng có khái niệm, gọi là “cộng nghiệp”. Là nghiệp lực của cả cộng đồng tạo ra, vì vậy sẽ có hình thức trừng phạt chung, báo ứng cho tất cả những người làm trái với thiên lý. Đây có thể chỉ là một khái niệm chưa chứng minh được, nhưng nó cũng chỉ ra một quan sát tinh tế của người xưa, rằng dân tin theo quan một cách thiếu lý trí, đó cũng là một cái tội.

Dù có bị lừa dối bởi chính quyền, nhưng mau chóng tin theo, không dùng lý trí thanh tỉnh mà nhìn nhận vấn đề, còn về hùa với chính quyền giúp làm vững mạnh thêm sự bịa đặt, vu khống, nhân dân không thể nói mình là hoàn toàn vô tội.

Hoàng đế ra lệnh vô lý, quần thần phối hợp chặt chẽ, chính phủ gấp rút cổ xúy, bách tính nhiệt tình truy cứu, khiến lời nói dối và cuộc bức hại trái với thiên lý như được tiếp thêm sức mạnh. Nhân dân lẽ nào hoàn toàn vô tội?

Trong tác phẩm về Thiên văn học Dịch học: Ất Tỵ Chiêm của Lý Thuần Phong nhiều lần xuất hiện câu nói: “Lấy đặc xá, miễn xá để hóa giải thiên nạn”. Tại sao việc đặc xá thiên hạ, giải quyết án oan lại có thể hóa giải thảm họa. Liệu có phải nguồn gốc của một số loại thiên tai chính là sự trừng phạt của Thần với những án oan lớn tại nhân gian, vì vậy lấy ân xá để hóa giải án oan chính là giải quyết tận gốc của vấn đề, tự nhiên có thể hóa giải được thiên tai tương ứng? Tất nhiên Ất Tỵ Chiêm không nói trực tiếp nguyên nhân, vì người xưa hiểu rằng tiết lộ thiên cơ sẽ bị trời phạt.

Một loại giả thuyết như thế này, nếu không chính xác vì sao vẫn tồn tại trong lịch sử dài đằng đẵng của nhân loại. Không chỉ ở Trung Hoa cổ đại, mà các vua chúa Đại Việt xưa cũng hay dùng cách đặc xá thiên hạ để hóa giải thiên tai, đại nạn. Chẳng phải nếu không có tác dụng, nó sẽ bị lịch sử đào thải hay sao.

Nhưng Ất Tỵ Chiêm cũng nói, chỉ có một số thiên tượng nhất định mới có thể được “giải quyết bằng ân xá”. Oán thán ngút trời từ việc cả một cộng đồng dân chúng, cả một vương triều đều bị lừa mà hùa vào cùng hành ác, thì trong chính lịch sử của Trung Quốc cũng cho thấy, Thiên Địa ắt có biện pháp mà không nương tay.

Trung Hoa hãy nhìn lại bài học trong lịch sử của chính mình

Có người đã dày công nghiên cứu về sự hủy diệt của một vương triều vĩ đại tại mảnh đất Thần Châu, rút ra một kết luận rằng, nhà Minh sụp đổ chính bởi một trận ôn dịch. Khi ôn dịch tấn công quân đội nhà Minh, đạo quân Lý Tự Thành và cả đội quân Quan Ninh của Ngô Tam Quế lại chẳng hề hấn gì, như thể dịch bệnh thật sự có mắt. Lý Tự Thành lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Minh, lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế lập ra nhà Đại Thuận năm 1644. Nhưng ngay trong năm đó, quân Mãn Châu, với sự thông đồng của Ngô Tam Quế đã lật đổ và tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Lý Tự Thành, lập nên Nhà Thanh.

Vì sao ôn dịch dường như chỉ tấn công quân đội và quan dân nhà Minh. Đạo quân phản nghịch Ngô Tam Quế cũng thuộc nhà Minh nhưng sao lại có nhiều chứng cứ ghi chép cho thấy họ chiến đấu dũng mãnh, không hề có dấu hiệu bị dịch bệnh.

Kỵ binh Quan Ninh của Ngô Tam Quế vốn trước là đội quân mạnh nhất do Viên Sùng Hoán một tay xây dựng vào cuối triều nhà Minh. Nhưng sau Viên Sùng Hoán bị nhà Minh bức hại, bịa đặt tội danh, còn bị dùng khung hình phạt nặng nhất – phanh thây để xử tử. Khi đối diện với hình phạt tàn khốc, những người dân bị triều đình lừa dối, không những mắng chửi ông là kẻ bán nước, còn tranh cướp nhau mua thịt ông mà ăn sống. Ông bị dày vò hành hạ 3 ngày mới qua đời, bách tính trong thành còn tranh nhau mua nội tạng của ông, băm nát để giải hận… cảnh tượng bi thảm tàn khốc này, vĩnh viễn không thể xóa được trong sử sách.

Án oan trong lịch sử có khá nhiều, nhưng án oan mà khiến người dân của một triều đại hiểu nhầm, hùa theo chính thể để gia tăng tội ác như với Viên Sùng Hoán thì quả thật hiếm có. Ôn dịch xuất hiện như chỉ nhắm vào triều Minh mà loại trừ những kẻ thù của họ ra, dù những người này có thể cũng chẳng tốt đẹp gì. Nhưng nó như góp thêm sức để tiêu diệt triều đại đã phạm đạo Trời. Vương triều đại Minh bị hủy diệt mang theo đi hơn mười triệu bách tính cùng tuẫn táng theo. Tất cả chỉ vì quân vương làm trái đạo trời, nghịch thiên lý, và dân chúng hoàn toàn bị lừa dối mà tin theo.

Án oan lớn nhất mà ĐCSTQ đã gây ra

Những tội ác mà ĐCSTQ đã từng ra tay với người dân của mình, hầu như lần nào cũng đều dùng biện pháp tuyên truyền vu khống để che giấu sự thật. Người dân đối với một nhóm bị đàn áp nào đó luôn bị hiểu sai, gia tăng oán hận, thậm chí tới mức thấy chết cũng không buồn cứu vì đã quá căm ghét nhóm người đó. Điển hình nhất là vụ việc tuyên truyền rợp trời phỉ báng, vu khống Pháp Luân Công từ năm 1999 cho tới ngày nay, và gần đây nhất chiêu bài này lại được lặp lại với người biểu tình dân chủ Hồng Kông.

Người dân Trung Quốc bị đầu độc một cách có hệ thống đã về hùa với ĐCSTQ mà gia tăng bức hại, khổ nạn lên những người lương thiện, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người tự do. Án oan ấy, chẳng phải cũng như Viêm Sùng Hoán khi xưa. Một khi càng nhiều người không nhận ra sự thật, tội lỗi, “cộng nghiệp” mà dân Trung Quốc tạo thành càng dày.

Những thiên tai, dị tượng gần đây liên tiếp xảy ra liệu có phải là cách thu hút chú ý để cảnh tỉnh thế nhân, cảnh tỉnh người dân Trung Quốc. Ở trong hiểm nguy, trước nguy cơ mất hết, người Trung Quốc hãy tỉnh ngộ, rằng ĐCSTQ cuối cùng cũng sẵn sàng xả nước lớn không báo trước để cứu đập – biểu tượng thành công của đảng. ĐCSTQ cũng đã sẵn sàng bỏ qua an nguy của bách tính, của người dân thế giới khi giấu giếm, nói dối về dịch bệnh. Một thế chế như vậy liệu còn đáng tin, đáng được cho cơ hội sửa sai hết lần này đến lần khác?

Lịch sử tồn tại của ĐCSTQ là lấy nỗi khiếp sợ của người dân làm nguồn lực sinh tồn cho mình. Án oan đã ngút trời, tội lỗi đã phạm có cả việc được tòa án quốc tế kết luận là chống lại loài người, nếu còn tin tưởng nghe lời ĐCSTQ, người dân Trung Quốc chính là đồng lõa với tội ác, chính là có tội. Tội này chẳng có tòa nào có thể xử, vậy ai xử đây, thế lực nào có thể tế Thiên hành đạo? Nhìn vào sự xuất hiện của dịch viêm phổi Vũ Hán, dịch tả lợn, dịch hạch, dịch cúm lợn mới cùng những trận mưa như trút nước tập trung một cách kỳ lạ quanh Trường Giang. Đó chẳng phải là đã quá rõ ràng rồi sao.

Theo DKN