Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc

Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc

Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc

Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc

Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc
Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc
Thứ sáu, 29-03-2024 06:31, (GMT+07:00)
Sự cố ở Thư viện Na Uy làm lộ rõ cuộc bức hại ở Trung Quốc
25-01-2020 08:45

Meråker là một thị trấn nhỏ ở Na Uy với dân số chưa đến 3.000 người. Nhưng gần đây, thị trấn nhỏ này đã xuất hiện trên tin tức quốc tế bởi có một đoàn các vận động viên trượt tuyết đến từ Trung Quốc tới đây tập huấn. Các trưởng đoàn của đoàn này đã mấy lần tìm cách bỏ một cuốn sách nói về Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định đang bị bức hại ở Trung Quốc, khỏi thư viện thị trấn.

Thư viện thị trấn không đồng ý. Bà Anne Marken Adresseavisen, giám đốc thư viện, đã phát biểu trên một tờ báo khu vực ở Na Uy: “Ở Na Uy, chúng tôi có quyền tự do ngôn luận, nên đề nghị đó thật là kỳ quặc.”

Theo báo Norwaytoday.info, đoàn vận động viên này có 40 vận động viên trượt tuyết và 15 huấn luyện viên và người quản lý. Bà Marken, người từ chối bỏ cuốn sách, nhớ lại: “Họ [các trưởng đoàn] nói rằng nếu vận động viên trượt tuyết nào bị phát hiện mang những cuốn sách này thì họ sợ rằng họ có thể sẽ bị đưa tới trại lao động hay nhà tù ở Trung Quốc.”

Sự cố này được nhiều kênh truyền thông đưa tin, gây tranh luận rộng rãi trong dư luận. Nhiều độc giả ngạc nhiên khi thấy những người Trung Quốc này không những bị tẩy não mà còn áp đặt ý kiến của mình lên người khác, ngay tại một thị trấn nhỏ ở lục địa Á-Âu này.

Bị bắt giữ vì cùng nhau đọc sách

Tại xã hội phương Tây, người ta khó mà tin được chuyện này, nhưng tịch thu sách Pháp Luân Công lại là một trong những thủ đoạn thường dùng suốt 20 năm qua ở Trung Quốc, nơi Pháp Luân Công đang bị bức hại. Ngày 10 tháng 7 năm ngoái, khi một số học viên cao tuổi—hầu hết đã ngoài 70—đang đọc sách ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây thì bị bắt giữ, họ còn bị lục soát nhà và tịch thu đồ dùng cá nhân.

Theo trang web Minh Huệ, mặc dù bảy học viên bị bắt giữ sau đó đã được bảo lãnh tại ngoại, nhưng ba học viên còn lại vẫn đang bị giam giữ, trong đó có bà Á Lan, bà Từ Minh Hiệp và bà Tiêu Bính Lan. Hai học viên được bảo lãnh tại ngoại là ông Thiệu và ông Trương cũng bị cưỡng chế mang vòng tay giám sát điện tử. Hơn nữa, vụ việc của 8 trong 10 học viên này đã được trình lên viện kiểm sát địa phương. Họ đang phải đối mặt với cáo trạng. Trong lần triệu tập gần đây, công tố viên cảnh cáo sẽ kết án nặng nếu họ không nhận tội.

Cuốn sách làm thay đổi thế giới

Cuốn sách bị yêu cầu bỏ đi ở Meråker và được đọc tại tỉnh Thiểm Tây là cuốn Chuyển Pháp Luân. Với các bài giảng chính của Pháp Luân Công, cuốn sách đã giảng cho các học viên làm thế nào để trở thành người tốt hơn theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Kể từ khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và đã nhận được hơn 3.600 giải thưởng trên khắp thế giới. Cuốn Chuyển Pháp Luân cũng đã được dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ. Năm 2004, một cuộc khảo sát do Đài Phát thanh Úc ABC thực hiện cho thấy trong 100 đầu sách phổ biến nhất thì cuốn Chuyển Pháp Luân xếp thứ 14 và là cuốn sách duy nhất của phương Đông về tu tâm dưỡng thân.

2020-1-4-melbourne-falun-gong-cultivation-stories_01_br1ox0m.jpg

Hơn 6.000 học viên từ khắp châu Á tụ họp tại quận Ngoại Bộ, thành phố Đài Trung, Đài Loan vào ngày 21 tháng 11 năm 2009 để xếp hình cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

Bà Svetlata 48 tuổi, sống ở Moscow. Bà luôn quan tâm tới việc tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Chính vì thế, bà đã lui tới nhiều tu viện, nghiên cứu tâm lý học và yoga, thậm chí bà đã tới Ấn Độ với hy vọng tìm được minh sư chân chính. Mặc dù không ngừng học hỏi và kiếm tìm nhưng bà vẫn còn nhiều câu hỏi vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Điều này đã khiến bà lo lắng, khó hiểu.

Cuối cùng, bà tình cờ bắt gặp Pháp Luân Công vào năm 2009. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân cùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã giúp bà rất nhiều. Thái độ sống của bà đã thay đổi nhanh chóng, giờ đây bà hạnh phúc và thư thái. Bà Svetlana nói: “Suốt 17 năm qua, tôi đã luôn tìm kiếm một môn tu luyện có thể giúp tôi thăng hoa. Đây chính là điều tôi đang tìm kiếm.”

2019-11-1-moscow-svetlana-story_01_zzuwo6r.jpg

Bà Svetlana, một học viên Pháp Luân Công người Nga

Sức mạnh của sự thật

Từ khi ĐCSTQ và cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, nhiều kinh sách Pháp Luân Công đã bị tịch thu và hủy hoại. Nhiều học viên đã bị giam giữ, cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Cùng với việc ngăn cản người dân tiếp cận với các tài liệu về Pháp Luân Công, chính quyền Trung Quốc còn huy động gần như tất cả các phương tiện truyền thông làm ra vô số tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Một vụ việc mà truyền thông đưa tin được chứng minh là trò lừa bịp là vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Đáng tiếc là, chiến dịch tuyên truyền phỉ báng liên tục suốt 20 năm qua đã lừa gạt được rất nhiều người Trung Quốc, khiến họ quay lưng lại với Pháp Luân Công.

Vì các học viên không ngừng nói với người dân sự thật về Pháp Luân Công, và vạch trần những tuyên truyền phỉ báng, nhiều người cuối cùng đã hiểu ra điều gì đã thực sự xảy ra. Khi biết ĐCSTQ đã hãm hại nhân dân như thế nào bằng các cuộc vận động chính trị, khoảng 350 triệu người Trung Quốc đã quyết định thoái ĐCSTQ và các tổ chức thanh thiếu niên của nó.

Trở lại sự việc tại thư viện ở Meråker, bà Marken nói rằng cuốn sách Chuyển Pháp Luân sẽ vẫn được để ở thư viện. Bà cho biết thêm: “Tôi đã nói họ có thể tự do đọc sách ở thư viện này. Chúng tôi không thể bỏ cuốn sách nào đó của thư viện chỉ vì những yêu cầu thế được.”

Theo Minh Huệ Net

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP