Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19

Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19

Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19

Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19

Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19
Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19
Thứ ba, 16-04-2024 13:25, (GMT+07:00)
Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru vẫn nhiễm Covid-19
27-04-2021 15:16

Sau khi tiêm vaccine Trung Quốc, vợ chồng cựu Tổng thống Peru nhiễm Covid-19

Cựu Tổng thống Peru Martin Vizcarra thông báo nhiễm Covid-19 hôm 25/4. (ERNESTO BENAVIDES / AFP/ Getty Images)

Cựu Tổng thống Peru Martin Vizcarra và vợ là những người đầu tiên ở nước này được tiêm vaccine Covid-19 do Trung Quốc sản xuất, và hiện cả hai đều thông báo đã nhiễm bệnh.

Vào ngày 25/4, ông Vizcarra đăng Twitter cho biết: "Mặc dù đã áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để ngăn mang virus về nhà, nhưng vợ tôi và tôi đều đã có kết quả dương tính và gia đình tôi đã thực hiện các biện pháp cách ly. Mọi người đừng mất cảnh giác".

Ông Vizcarra, 58 tuổi, là một kỹ sư. Ông tự nhận bản thân là một người Peru có niềm tin vào dân chủ và có trách nhiệm với đất nước. Ông giữ chức Tổng thống Peru từ năm 2018 đến năm 2020. Ông đã giành được một ghế trong cuộc bầu cử lập pháp gần đây, nhưng năm ngoái, ông đã lợi dụng chức quyền của mình để được tiêm vaccine của Trung Quốc trước, sau đó gây ra một vụ bê bối và khiến Quốc hội Peru tạm thời cấm ông làm thành viên Quốc hội.

Vào tháng 2, truyền thông Peru tiết lộ rằng trước khi Peru chính thức khởi động tiêm chủng trên toàn quốc, ông Vizcarra và 470 người khác đã được tiêm vaccine của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) vào tháng 10 năm ngoái. Vụ bê bối này đã khiến Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Ngoại giao Peru phải từ chức.

Tuy nhiên, ông Vizcarra phủ nhận việc lợi dụng chức quyền để được tiêm chủng trước, nói rằng ông cùng vợ và các anh em trai đã tham gia thử nghiệm lâm sàng trước khi tiêm chủng chính thức. Ông cũng bị cáo buộc tham nhũng trong thời gian giữ chức thống đốc từ năm 2011 đến năm 2014.

Vào tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Peru đã thông qua việc luận tội và bãi nhiệm chức vụ tổng thống của ông.

Peru hiện đang trải qua đợt dịch bệnh thứ 2. Cho đến nay, tại quốc gia chỉ có 33 triệu dân này, có hơn 1,7 triệu người đã được chẩn đoán và 59.440 người đã tử vong.

Ngay từ ngày 6/1, Peru đã đạt được thỏa thuận khung với Sinopharm về việc mua 38 triệu liều vaccine. Ngày 26/1, Tổng cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đã khẩn cấp cấp phép cho Peru sử dụng loại vaccine này. Vào ngày 7/2, lô đầu tiên gồm 300.000 liều vaccine Covid-19 của Sinopharm đã cập bến Peru, và lô thứ hai gồm 700.000 liều cũng đến sau đó một tuần. Tiếp đó, vào tháng 3 và tháng 4 Peru đã lần lượt nhận được 2 triệu và 3 triệu liều.

Vào ngày 25/2, tờ Agencia Andina của nhà nước Peru đưa tin, một nữ y tá 53 tuổi ở thành phố Iquitos đã được tiêm vaccine vào ngày 12/2 và tử vong vào ngày 7/3 sau khi xuất hiện phản ứng xấu.

Tính đến ngày 9/3, trong số 33,274 triệu người ở Peru, có 333.000 người đã được tiêm vaccine liều đầu của Sinopharm và gần 50.000 người đã được tiêm vaccine liều thứ hai.

Bắc Kinh thúc đẩy "ngoại giao vaccine", nhưng tính an toàn và hiệu quả của nó đã bị đặt dấu hỏ

Chile, quốc gia Nam Mỹ với dân số khoảng 19 triệu người, đã triển khai chương trình tiêm chủng từ tháng 12 năm ngoái. Nước này tiêm vaccine Covid-19 cho nhân viên y tế tuyến đầu trước tiên, và sau khi nhận được gần 4 triệu liều vaccine của Sinovac Trung Quốc vào tháng 2, họ mới tiêm cho người cao tuổi và nhân viên công tác chủ chốt.

Mặc dù 35% dân số đã được chủng ngừa, 90% trong số đó đã được tiêm vaccine của công ty Sinovac Trung Quốc, nhưng số ca được xác nhận ở Chile vẫn đang tăng lên mỗi ngày trong hai tháng qua và tỷ lệ nhiễm bệnh đã tăng lên 35%. Hiện cả nước này có hơn 2,84 triệu người được xác nhận nhiễm Covid-19.

Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực địa phương cho biết, dù số giường bệnh cho bệnh nhân mắc bệnh nặng tăng gấp đôi thì nó cũng nhanh chóng bị lấp đầy. Trong đó, có không ít người già trên 70 tuổi đã tử vong sau khi tiêm vaccine Sinovac, đồng thời cũng có khá nhiều bệnh nhân trẻ tuổi tử vong.

Kể từ khi Hong Kong bắt đầu tiêm vaccine vào ngày 26/2, 18 người đã chết sau khi tiêm vaccine của Sinovac.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu tiêm vaccine của Sinovac vào giữa tháng 1. Có ít nhất 8 triệu người đã được tiêm vaccine này, chiếm hơn 10% tổng dân số. Tuy nhiên, dịch bệnh ở đây đã phản công vào cuối tháng 2. Thậm chí hôm 30/3 nước này có tới 37.303 trường hợp mới nhiễm bệnh, đây là số ca nhiễm bệnh trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 11/3 năm ngoái. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 4,63 triệu trường hợp nhiễm Covid-19.

Đông Phương

Theo Vision Times

Bản Tiếng Việt đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP