Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?

Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?

Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?

Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?

Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?
Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?
Thứ sáu, 29-03-2024 00:53, (GMT+07:00)
Người cá thật sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết?
12-04-2021 10:23

Người cá ở Alaska nói riêng, hay trên Trái đất này nói chung có thật hay không? Đó là câu hỏi nhân loại bấy lâu vẫn đau đáu, trăn trở. Bằng chứng về người cá cứ hư hư, thực thực, khiến sự tồn tại của người cá có lẽ sẽ vẫn là một ẩn đố lâu dài đối với con người.

Kể từ năm 1988, hơn 16 ngàn người đã mất tích ở khu vực tam giác quỷ Bermuda. Tỷ lệ người mất tích cao đến mức cứ 1.000 người qua khu vực này lại có 4 người bị báo mất tích.

Khi những người Alaska mất tích, khu vực tìm kiếm trở nên rộng gấp đôi. Tuy nhiên, đội tìm kiếm hiếm khi tìm thấy dấu vết người mất tích, dù còn sống hay đã chết. Tệ hơn nữa, địa lý hoang dã hiểm trở khiến việc tìm người mất tích trở nên gần như vô vọng.

Người dân bản địa Inuit ở Alaska cho rằng chính những sinh vật siêu nhiên, như người cá là thủ phạm đã bắt cóc những người này.

Người cá trong truyền thuyết của người Inuit vùng Alaska

Truyền thuyết về người cá trong văn hóa của người Inuit hoàn toàn không giống như những gì chúng ta vẫn hình dung về người cá.

Trước hết, người Inuit gọi người cá là Qalupalik. Các Qualupalik trong mô tả của họ có làn da màu xanh và thường hay bắt cóc trẻ em nếu chúng đến gần nước. Những bậc cha mẹ ở vùng biển Bắc Bắc Cực thường hay kể cho trẻ con nghe về truyền thuyết này, để chúng sợ mà không đi lang thang. Vì nếu chúng đi chơi quá gần biển sẽ bị Qalupalick bắt cóc, đem về nuôi. Câu chuyện này cũng có nét tương đồng với truyền thuyết về Namahage ở Nhật Bản hay Krampus ở Đức. Mục đích khi kể cho trẻ con nghe những chuyện này có lẽ là do cha mẹ muốn chúng trở nên ngoan ngoãn.

Người cá trong văn hóa Inuit không chỉ có mỗi tên Qalupalik, mà còn nhiều tên khác gắn với những huyền tích độc đáo khác nhau, tùy theo việc họ làm lợi hay gây hại cho con người.

Ví dụ, có loại người cá được đặt tên là Sedna. Những người thợ săn thường hay làm lễ cầu xin Sedna ban phước cho cuộc đi săn của họ được thành công. Theo truyền thuyết, Sedna là thần biển kiểm soát mọi sinh vật biển từ nơi trú ngụ của mình dưới đáy đại dương. Các loài sinh vật biển như hải cẩu, hải mã, cá và cá voi túa ra từ những ngón tay bị đứt lìa của bà. Tương truyền, chính người cha của bà đã chặt đứt những ngón tay của con gái đang bám vào người mình, để khỏi bị chết đuối theo.

Liệu người cá Qalupalik vùng Alaska đã di chuyển về phía Nam?

Với bàn tay có màng màu xanh lục, Qalupalik cướp đi sinh mạng của cả trẻ em và người lớn. Sử dụng một chiếc áo giống như túi, chúng giữ nạn nhân của mình khi bơi lên khỏi mặt nước.

Những câu chuyện về Qalupalik bắt nguồn từ các vùng cực Bắc, nhưng giờ đây có vẻ những sinh vật này đã di chuyển xa hơn về phía Nam để tìm kiếm con mồi.

Chạm trán người cá Qualupalik vùng Alaska

Trong loạt phim “Mất tích ở Alaska” của kênh Discovery, các nhân chứng đã trần thuật lại việc chạm trán với một sinh vật được cho là Qalupalik. Một ngư dân đã mất đi người bạn thân ở biển cả sau khi nhìn thấy một bàn tay có màng xanh lục bám lên thân tàu. Hay một hình thù bí ẩn dưới nước đã giật lưới một ngư dân.

Một nhân chứng khác mất một người bạn khi đi săn sò ốc trên bờ. Sau một tiếng hét, anh ta quay lại không còn nhìn thấy bạn của mình nữa, thay vào đó anh ta nhìn thấy những dấu chân có màng trên cát.

Câu chuyện về người cá của Henry Hudson

Henry Hudson là người Châu Âu đầu tiên trèo thuyền ngược sông lên tới một Vịnh biển ở Na-uy, giờ được đặt theo tên của ông.

Henry Hudson viết lại trong nhật ký của mình vào năm 1608 là đoàn thủy thủ của ông đã nhìn thấy người cá. Trong nhật ký ông mô tả người cá có nhiều đặc điểm giống con người.

“Một người trong nhóm chúng tôi, nhìn qua mạn tàu, phát hiện ra một người cá, và gọi những người trong nhóm đến xem. Một người tiến đến gần hơn để xem, người cá cũng bơi lại gần mạn tàu, và chăm chú nhìn người thủy thủ. Một con sóng biển ập đến, phủ lên người cá. Lưng và ngực người cá giống của một người phụ nữ. Thân hình có chiều cao tương đương với con người. Làn da của người cá rất trắng với mái tóc đen buông xõa phía sau. Khi người cá lặn xuống, người ta nhìn thấy đuôi của nó, giống đuôi của một con cá heo, nhưng lại có vết lốm đốm như của cá thu. Hai thủy thủ đã nhìn thấy người cá này tên là Thomas Hills và Robert Rayner”.

Mặc dù một số người khăng khăng cho rằng sinh vật mà các thủy thủ đã nhìn thấy thực chất là bò biển. Nhưng các mô tả chi tiết, rõ ràng trên đã đánh bật luận điểm đó.

Kushtaka hay Người Rái Cá vùng Alaska

Thổ dân Tlingit và Tsimshian ở đông nam Alaska có nhiều câu chuyện về Kushtaka, có nghĩa là Người Rái cá. Tương truyền sinh vật này có thể ăn trộm linh hồn và tấn công mọi người theo cách rất tàn khốc.

Theo phim tài liệu về Kushtaka trên kênh Discovery, rất nhiều truyền thuyết của thổ dân kể lại sinh vật này thường xuất hiện trước những du khách với những hình dạng khiến người ta khó cưỡng lại được (chẳng hạn như một người thân hoặc một đứa trẻ dễ bị tổn thương) để dụ các nạn nhân đến một con sông gần đó, nơi nó sẽ xé xác họ thành từng mảnh hoặc biến họ thành một Kushtaka khác”.

Những truyền thuyết đầu tiên về Tiên Cá

Những câu chuyện về tiên cá có từ thời Lưỡng Hà cổ đại. Đó là các vị thần Oannes và Atargatis ở Syria cổ đại. Theo Britannica, Oannes được mô tả có hình dạng của một con cá nhưng có đầu của một người đàn ông đằng sau đầu cá, và chân của một người đàn ông đằng sau đuôi cá. Vào ban ngày, Oannes đến bờ biển của Vịnh Ba Tư và hướng dẫn chữ viết, nghệ thuật và khoa học cho con người. Oannes có lẽ là sứ giả của Ea, vị thần của nước ngọt và trí tuệ.

Enki - Tiên Cá chuyên cứu giúp con người

Ea là Enki của người Sumer, có nghĩa là “chúa tể của Trái đất”, người đã tạo ra con người để làm nô lệ cho các vị thần. Về ngoại hình, Enki trông giống như hình ảnh của cung chiêm tinh - Ma kết, nghĩa là nửa dê nửa cá. Một số người nói rằng Enki là tiên cá, đã cứu nhân loại thoát khỏi một trận lụt do thần Enlil gửi đến. Con trai của ông là Marduk, còn được gọi là Bel (Chúa), vị thần của Babylonia được đề cập trong Kinh thánh, với con lai của mình là tiên cá nam và nữ trên toàn thế giới.

Trên khắp thế giới, người ta đều tìm thấy hình ảnh các nữ và nam thần cá trong truyền thuyết của nhiều dân tộc. Ở Hy Lạp cổ đại, Triton được tôn kính là con trai của thần Poseidon-vua thủy tề cai trị biển cả

Trong Ấn Độ giáo, người ta tìm thấy hình ảnh của các nữ thần cá như Suvannamacch, hay còn gọi là tiên cá vàng.

Người cá - Ningyo ở Nhật Bản

Còn ở Nhật Bản, những câu chuyện về Ningen, một người cá khổng lồ sống trên biển Nam Cực, rất phổ biến ngày nay. Văn hóa dân gian cổ đại của Nhật Bản còn kể về Ningyo, một loài cá giống nàng tiên cá với khuôn mặt hình người.

Người cá trong các ấn phẩm văn hóa của người Nhật được mô tả trông khá gớm ghiếc. Phần đầu có thể là đầu người hoặc động vật. Ngay cả là đầu người cũng rất dị dạng với sừng gắn ở trên, còn hàm răng thì sắc nhọn như răng cá mập.

Lịch sử ghi chép lại, người cá xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản vào năm 619, dưới thời Thiên hoàng Suiko. Người cá này bị bắt sống, rồi nhốt trong bể để quan khách đến cung điện chiêm ngưỡng. Trọng giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, người cá xuất hiện khá thường xuyên trên các vùng biển ở Nhật Bản, đến mức người ta coi đó là bình thường nếu bắt gặp những sinh vật này bơi dọc theo thuyền hay cố gắng lấy cá từ những mẻ lưới của họ.

Hình tượng người cá Ningyo trong văn hóa Nhật Bản.
Hình tượng người cá Ningyo trong văn hóa Nhật Bản. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Xác ướp người cá tại Salzburg, Áo

Người cá Fiji, trong phần Văn hóa dân gian tại Haus der Natur (Ngôi nhà của Thiên nhiên), một bộ sưu tập lịch sử tự nhiên ở Salzburg, Áo.
Người cá Fiji, trong phần Văn hóa dân gian tại Haus der Natur (Ngôi nhà của Thiên nhiên), một bộ sưu tập lịch sử tự nhiên ở Salzburg, Áo. (CC BY NC SA 2.0)

Theo Ancient-Origins, trong phần Văn hóa dân gian tại Haus der Natur (Ngôi nhà của Thiên nhiên) của người Áo vẫn đang trưng bày một xác ướp Người cá Fiji, một bộ sưu tập lịch sử tự nhiên ở Salzburg, Áo. 

Dù các bằng chứng về người cá vẫn còn khá mơ hồ, nhưng việc sinh vật này xuất hiện trong nhiều nền văn hóa khác nhau, ở những thời kỳ khi phương tiện thông tin liên lạc còn không thuận tiện, cho thấy tính hư cấu của nhân vật này khá yếu, mà thực sự có thể đã tồn tại những loài người khác với loài người hiện đại chúng ta ngày nay.

VIDEO: NHỮNG VIDEO CẬN CẢNH NGƯỜI CÁ CÓ THẬT 100%

Lê Na

Theo Ancient-code

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP