Hôm thứ Tư (13/1,) Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) thông báo tạm giữ tất cả các sản phẩm bông và cà chua của Tân Cương nhằm chống lại nạn bức hại nhân quyền và đàn áp người vô tội trong khu vực.

Thông báo chỉ ra rằng, do vấn nạn sử dụng bất hợp pháp các tù nhân và lao động cưỡng bức ở các trại giam ở Tân Cương, chính phủ Mỹ sẽ ban hành lệnh tạm giữ hải quan đối với các sản phẩm bông và cà chua được sản xuất tại khu vực này.

Các sản phẩm bị nhắm mục tiêu bao gồm: Bông, cà chua và các sản phẩm liên quan như, quần áo, hàng dệt may, cà chua đóng hộp, tương cà và các mặt hàng khác làm từ bông.

Mark A. Morgan, Giám đốc Hải Quan và Bảo vệ biên giới (CBP) cho biết:

“CBP sẽ không dung thứ cho việc ĐCSTQ bóc lột sức lao động của những người vô tội trong các trại giam giữ phi pháp, để sản xuất hàng hóa đưa vào Mỹ với giá thấp hơn giá thị trường”.

Ông nói:

“Nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ từ những trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ sẽ gây hại cho các doanh nghiệp tôn trọng nhân quyền của Mỹ, đồng thời khiến người tiêu dùng mua phải các hàng hóa được sản xuất phi đạo đức”.

Đây là lệnh tạm giữ hải quan thứ hai do Hải Quan Mỹ ban hành đối với các sản phẩm từ Tân Cương. Vào tháng 9/2020, Cục Hải Quan Mỹ đã xem xét thực hiện lệnh cấm nhập khẩu rộng hơn đối với tất cả các sản phẩm bông và cà chua từ Tân Cương, nhưng đã bị trì hoãn do “vấn đề về công văn” và tranh chấp trong chính quyền Mỹ, trước khi được chính thức đưa vào hiệu lục vào ngày 13/1/2021.

Vào ngày 2/12/2020, lệnh tạm giữ hải quan của chính quyền TT Trump đối với bông nhập khẩu từ Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương chính thức đi vào hiệu lực. Động thái này nhằm chống lại việc sử dụng lao động cưỡng bức trong các trại tập trung tại khu vực.

Kenneth Cuccinelli, Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Mỹ, trước đó cho biết người dân Mỹ “có thể mua các sản phẩm bông giá rẻ cho gia đình và bạn bè. Nhưng nếu những sản phẩm này đến từ Trung Quốc, chúng có thể được sản xuất tại các trại lao động cưỡng bức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.

Ông còn cho biết giới chức Mỹ đang xem xét một lệnh cấm rộng hơn.

Theo một cuộc khảo sát trước đó do Trung tâm Chính sách Toàn cầu của Mỹ thực hiện, phần lớn các sản phẩm bông Tân Cương có liên hệ đến hoạt động cưỡng bức sản xuất đối với người Duy Ngô Nhĩ. Năm 2018, ít nhất 570.000 người Duy Ngô Nhĩ ở ba vùng của Tân Cương đã bị ĐCSTQ ép buộc tham gia thu hoạch và sản xuất bông. Báo cáo chỉ ra rằng, bông được sản xuất ở miền nam Tân Cương chiếm 3/4 sản lượng bông Tân Cương và hầu hết sản lượng bông chủ lực chất lượng cao đều được sản xuất ở nơi này.

VIDEO: MÁU VÀ NƯỚC MẮT ĐÀNG SAU CÁC SẢN PHẨM "MADE IN CHINA"

Theo ĐKN