Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?

Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?

Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?

Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?

Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?
Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?
Thứ bảy, 20-04-2024 14:11, (GMT+07:00)
Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay chính thức bị khai tử?
17-10-2020 15:50

Vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh hàng xách tay diễn ra rầm rộ, đặc biệt là thông qua mạng xã hội như Google, Facebook, Zalo... Các mặt hàng này cũng rất đa dạng, từ mỹ phẩm, thực phẩm, bia, rượu cho đến máy tính, đồng hồ. Tuy nhiên, từ ngày 15/10, Nghị định 98/2020 quy định xử phạt liên quan đến hàng xách tay rất nặng, với mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng.

Hàng xách tay không rõ nguồn gốc, chất lượng được chào bán tràn lan (Ảnh: hcmcpv.org)

Nhập khẩu hàng hóa không qua các cửa khẩu quốc tế (hàng xách tay) bị coi là hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt rất nặng.

Từ ngày 15-10, Nghị định 98/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực. 

Điểm đáng chú ý tại nghị định này là xử phạt nặng hơn so với các quy định trước đây, nhất là với hoạt động kinh doanh hàng xách tay.

Mức phạt lên tới 200 triệu đồng, hàng xách tay còn ‘chỗ đứng’?

Căn cứ theo nghị định 98 thì hàng xách tay cũng được coi là hàng lậu, và phải chịu phạt.

Đối với hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3 triệu đồng, mức phạt là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Mức phạt đối với hoạt động kinh doanh hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, không khai báo hải quan… có giá trị 100 triệu đồng bị phạt đến 200 triệu đồng.

Theo truyền thông trong nước đưa tin, một chủ đầu mối hàng xách tay cho biết đây đang là thời điểm vàng để "chạy" hàng xách tay. Dịch viêm phổi Vũ Hán đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các nước Châu Âu, vì để kích cầu nên hàng hóa được sale, ưu đãi, tặng kèm rất nhiều nên có giá cả cạnh tranh cao, thu hút khách hàng trong nước. 

Không chỉ với quần áo, thực phẩm mà trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh… được coi là những loại hàng xách tay có rủi ro cao với người sử dụng, không kiểm soát được nơi sản xuất cũng như những chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm. Đối với hành vi này, cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.

Có thể giải bài toán hàng xách tay?

“Chúng tôi là những đơn vị làm ăn chân chính nên rất ủng hộ khi Nghị định 98/2020 đi vào thực thi, siết chặt hoạt động kinh doanh hàng hóa xách tay, nhập lậu”, ông Nguyễn Như Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại DNT chuyên nhập khẩu rượu vang, nhấn mạnh.

Việc hàng xách tay tràn vào khiến các công ty nhập khẩu chính ngạch lẫn sản xuất trong nước đau đầu. Ông Ngọc cho biết hàng xách tay ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu chính ngạch. 

“Với các dòng rượu vang nhập khẩu thì mức độ ảnh hưởng không lớn. Bởi đối tượng khách hàng của chúng tôi là những nhà hàng, khách sạn 4-5 sao. Những nhà hàng này bắt buộc phải có hóa đơn nên hàng xách tay rất khó chen được vào. Không có nguồn gốc rõ ràng, họ không tin tưởng vào chất lượng”, ông Ngọc nói.

Tuy nhiên, theo ông Ngọc, mặt hàng bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là các loại rượu mạnh và các sản phẩm có giá trị cao như laptop. 

Các nhà nhập khẩu chính ngạch phải bỏ ra rất nhiều tiền để quảng cáo thương hiệu, và còn phải chịu nhiều loại thuế, chi phí khác nhau. Trong khi đó, hàng xách tay không mất chi phí quảng cáo. Người bán hàng xách tay cũng không phải chịu các loại chi phí như các công ty nhập khẩu chính ngạch nên nghiễm nhiên bán giá rẻ, giành được lợi thế cạnh tranh.

Trong khi đó, hàng xách tay tiêu thụ được nên tạo ra sự cạnh tranh không công bằng. Đáng lo nhất là việc không được kiểm định về chất lượng nên không rõ hàng hóa có đảm bảo an toàn hay không.

“Chúng tôi cho rằng với những quy định của Nghị định 98 thì việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu nói chung và kinh doanh hàng xách tay nói riêng sẽ dần dần bị kiểm soát, tiến tới hạn chế tối đa”, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhấn mạnh.

Tâm An - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP