Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Tru

Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Tru

Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Tru

Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Tru

Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Tru
Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Tru
Thứ sáu, 19-04-2024 06:44, (GMT+07:00)
Lần đầu tiên tiết lộ những thước phim về “Vũ Hán - 3 ngày trước khi bị phong tỏa” do các nhà báo Trung Quốc mạo hiểm quay được
19-01-2021 21:56

Gần một năm sau ngày Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên, bất ngờ bị phong tỏa, hôm 18/1, một kênh truyền thông có trụ sở ở Trung Đông đã phát sóng những hình ảnh chưa từng được tiết lộ về thành phố Vũ Hán trước khi bị phong tỏa do các nhà báo Trung Quốc bí mật quay được, qua đó vạch trần cách chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh.

Đài truyền hình Al Jazeera đã phát sóng chương trình đặc biệt "Al Jazeera Điều tra: 3 ngày khiến thế giới dừng lại" (Al Jazeera Investigations: 3 Days That Stopped The World) vào ngày 18/1. Chương trình này tiết lộ sự thay đổi chóng mặt của Vũ Hán - thành phố với 11 triệu dân chỉ sau một đêm, từ thờ ơ với bệnh viêm phổi Vũ Hán, cho đến trở nên hoảng loạn và bệnh viện quá tải trong vòng vài giờ sau khi bị phong tỏa vào ngày 23/1/2020.

 

 

Những đoạn phim này được ghi lại từ ngày 19 đến ngày 22/1/2020. Hai nhà báo Trung Quốc đã mạo hiểm để bí mật quay video và đưa chúng ra khỏi Trung Quốc.

Để bảo vệ sự an toàn của hai nhà báo, chương trình đã giới thiệu họ dưới các bí danh là Dương Tuấn (Yang Jun) và Trần Vĩ (Chen Wei).

Chương trình cho biết, hai nhà báo này đã đến Vũ Hán trước khi ĐCSTQ chính thức công bố hàng trăm trường hợp được xác nhận nhiễm virus.

Hai phóng viên đã di chuyển liên tục giữa các bệnh viện ngày một đông bệnh nhân và cũng đến chợ bán buôn hải sản Hoa Nam - nơi được cho là khởi nguồn của dịch bệnh ở Vũ Hán.

Vào thời điểm đó, chính quyền ĐCSTQ đã giữ bí mật tuyệt đối về tình hình dịch bệnh thực sự. Mặc dù cả hai nhà báo này đều làm việc trong các kênh truyền thông nhà nước của Bắc Kinh và được cơ quan có thẩm quyền về truyền thông của chính quyền Vũ Hán cho phép, nhưng họ vẫn bị cảnh sát và an ninh địa phương chặn hoặc theo dõi trong quá trình điều tra này.

Nhà báo Dương Tuấn đã viết trong nhật ký rằng: "Tôi không thể tự do đưa tin. Vì các cơ quan chính phủ can dự vào nên tôi thường xuyên bị theo dõi. Thông tin về dịch bệnh bị che giấu và khó lấy... Trong ba ngày đưa tin ở Vũ Hán, tôi thường bị công an và nhân viên bệnh viện ngăn chặn. Dó đó, tôi cũng hiểu được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh cũng như là mức độ nhạy cảm và khó khăn khi đưa tin về chủ đề này. Điều này hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi".

Còn nhà báo Trần Vĩ viết: "Ở Trung Quốc có một số chủ đề không thể đưa tin, chẳng hạn như thảo luận về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, quy trình chẩn đoán và bất kỳ nội dung nào liên quan đến những điều mà các tổ chức và chính phủ che giấu. Những điều này không thể chạm vào, không thể đưa tin".

Kể từ khi virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát, có 9 nhà báo Trung Quốc đã bị bỏ tù hoặc biến mất, bao gồm các nhà báo công dân như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin), Lý Trạch Hoa (Li Zehua) và Trương Triển (Zhang Zhan), v.v. Trong số đó, nữ nhà báo Trương Triển đã bị kết án 4 năm tù giam vì "tội gây gổ và gây rối" vào cuối tháng trước.

Nhà báo Trần Vĩ cho biết: “Không ai ở Trung Quốc dám nói về nguồn gốc của loại virus bắt đầu từ Vũ Hán, hay những sai lầm của chính quyền Vũ Hán lúc ban đầu… Điều duy nhất có thể thảo luận là chính phủ kiểm soát dịch bệnh tốt như thế nào và người Trung Quốc nên biết ơn chính phủ ra sao".

Nhà báo Dương Tuấn viết trong nhật ký của mình rằng sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, "việc thiếu nhân lực và trang thiết bị ở Vũ Hán khiến nhiều bệnh nhân bị nhiễm bệnh không được chữa trị. Điều nực cười là bệnh viện đã che giấu sự thật".

 

 

Còn nhà báo Trần Vĩ viết trong nhật ký của mình rằng, cho đến ngày hôm nay, ở Trung Quốc đại lục, "mọi người không còn muốn nói về dịch bệnh nữa, như thể thời kỳ lịch sử đó đã qua lâu rồi. Mọi người cảm thấy rất may mắn và tự hào khi sống ở Trung Quốc, vì đó là quốc gia duy nhất kiểm soát được virus".

Nhà báo Trần Vĩ thở dài và nói: "Điều này có thể không phải là sự thực, nhưng hầu hết người Trung Quốc lại đều nghĩ như vậy".

Sau khi virus Vũ Hán bùng phát, chính quyền Hồ Bắc đã nhanh chóng đóng cửa chợ bán buôn hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, và các nhà chức trách dường như không có ý định tiết lộ mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này. Người dân địa phương đã không hề hay biết về dịch bệnh. Nhưng ngay khi hàng chục nghìn người dân Trung Quốc đang chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán và sum họp cùng gia đình, thì chính quyền Cộng sản Trung Quốc bất ngờ tuyên bố phong tỏa toàn thành phố. Có hoang mang thì cũng không thể giải quyết được vấn đề gì, vì dịch bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát, virus đã lan ra khắp các vùng của Trung Quốc và nhanh chóng lan ra toàn thế giới.

Tính đến ngày 19/1/2021, có hơn 2,05 triệu người đã chết vì dịch bệnh tại 191 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.

Bộ Ngoại giao ĐCSTQ luôn tuyên bố rằng, chính phủ Cộng sản Trung Quốc đã kịp thời công bố thông tin về dịch bệnh một cách công khai và minh bạch, và đã góp công rất nhiều trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, Đài truyền hình Al Jazeera chỉ ra rằng, “ngoại giới đều cho rằng việc chính phủ Trung Quốc không giải thích rõ và không minh bạch trong những ngày đầu tiên [khi mới bắt đầu dịch bệnh] là một trong những lý do khiến virus lây lan nhanh chóng, gây ra dịch bệnh thế kỷ khiến hơn 2 triệu người tử vong”.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP