Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?

Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?

Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?

Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?

Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?
Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?
Thứ năm, 18-04-2024 22:31, (GMT+07:00)
Không phải bắt tay, cổ nhân dùng cách nào để thể hiện lòng thành khi chào hỏi?
28-09-2020 18:40

Khi bắt gặp một người bạn cũ lâu ngày mới gặp lại, hoặc là khi có duyên gặp gỡ và chào hỏi một người bạn mới, chắc hẳn mọi người đều bắt tay. Thế nhưng đại dịch đang hoành hành và cần phải giãn cách xã hội. Vậy, có cách nào khác để thể hiện lòng chân thành trong khi chào hỏi mà vẫn tuân thủ quy định giãn cách không?

 

Cúi đầu là hình thức nghi thức lâu đời nhất ở TQ, bắt nguồn từ thời nhà Thương và là một nghi thức trang trọng để thể hiện sự tôn trọng với người khác. (Ảnh: Kknews)

Chúng ta có thể nhìn lại thời Trung Quốc cổ đại để tìm kiếm một vài nghi thức mà người xưa thường sử dụng để chào hỏi. Trên thực tế, bắt tay chưa bao giờ là một phương thức truyền thống của người phương Đông. Như chúng ta đã biết, Trung Hoa có lịch sử rất lâu đời và được mệnh danh là một đất nước “lễ nghi chi bang” (ý nói Trung Quốc là đất nước coi trọng lễ tiết và nghi thức). 

Trên thực tế, kể từ khi Chu Công viết “Chu lễ”, người Trung Quốc cổ đại đã quy định một cách có hệ thống các phương thức khác nhau trong lễ tiết khi chào hỏi, như lễ tiết dành cho người cùng vai vế, lễ tiết đối với các bậc trưởng bối, và cách đáp lễ của bậc trưởng bối. Những lễ nghi này không yêu cầu bất kỳ sự tiếp xúc về cơ thể nào, phóng khoáng mà dễ coi, đơn giản nhưng lại tinh tế.

Dưới đây là một số lễ nghi chào hỏi của cổ nhân:

Củng thủ 

(Ảnh từ Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Củng thủ là 2 tay ôm nhau, hợp ở trước ngực. Trong “Lễ Ký” có nói, đi trên đường mà nhìn thấy một Tôn giả hoặc một vị thầy giáo, thì phải nhanh chóng đi về phía trước người đó, đối mặt củng thủ mà hành lễ.

Ngày nay, tư thế hành lễ này vẫn còn rất phổ biến ở một số vùng châu Á. Người ta thường dùng cách này để bày tỏ lòng biết ơn, chúc mừng, xin lỗi hoặc cầu xin ai đó giúp đỡ .v.v.

Khi củng thủ, cần lưu ý rằng nam dùng tay trái đặt ngoài tay phải ôm quyền, nữ thì dùng tay phải đặt ngoài tay trái ôm quyền. Nếu như làm ngược lại, nó sẽ trở thành cách hành lễ được sử dụng trong đám tang.

Cúc cung (cúi đầu)

(Ảnh minh hoạ theo Kknews)

Khi chào hỏi nhau, người xưa thường thực hiện tư thế khom người cúi đầu hoặc cúi người xuống, gọi là “đả cung” để thể hiện sự khiêm cung.

Khi thực hiện nghi thức cúi đầu thì phần thân trên cúi xuống phía trước, hai tay buông lỏng sát hai bên đùi. Cúi đầu cũng là một lễ nghi của người phương Tây, trong quá khứ nghi thức này rất phổ biến trong các cung đình hoàng gia phương Tây. Ngày nay, rất nhiều quốc gia Châu Á vẫn còn rất phổ biến nghi lễ chào hỏi này.

Nghi thức cúi đầu cũng khác nhau giữa các quốc gia khác nhau. Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, nghi thức cúi đầu rất phổ biến và người được đối phương hành lễ cúi đầu thì cũng phải đáp lễ theo cách tương tự. Bởi vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia, người ta thường khá coi trọng các lễ nghi, nếu nhìn thấy cấp trên như giám đốc, giáo viên và người lớn tuổi, thì cần cúi đầu để hành lễ.

(Ảnh từ Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Ôm quyền

Nghi thức ôm quyền thường phổ biến hơn ở những người tập võ. Giống như trong hình trên: Duỗi thẳng lòng bàn tay trái, và bàn tay phải nắm chặt lại thành hình nắm đấm. Các chiến binh thời cổ đại thường được trang bị áo giáp, tay cầm binh khí, nên việc cúi đầu lễ bái thật sự rất bất tiện, với hành lễ ôm quyền này thì khá phù hợp lại rất uy nghi hiển hách.

Có vài cách giải thích về nguồn gốc của ôm quyền. Một trong số đó chính là “tả chưởng vi văn, hữu quyền vi vũ”, nghĩa là lòng bàn tay trái dùng cho văn, nắm tay phải dùng cho võ, ngụ ý là văn võ song toàn. Vì vậy, trong hành lễ ôm quyền thường dùng lòng bàn tay trái và nắm đấm tay phải để thể hiện tình bạn tốt đẹp và một lập trường vững chắc. Trái lại, nếu nắm tay trái kết hợp với lòng bàn tay phải là mang theo ý công kích.

(Ảnh từ Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Vạn phúc

Vạn phúc là một phương thức chào hỏi rất độc đáo và đẹp mắt, thường được dùng bởi phụ nữ và nghi thức này thịnh hành sau thời nhà Tống. Phụ nữ thời xưa thường nói “Vạn phúc” khi hành lễ vấn an, đồng thời hai tay chồng lên nhau và để cạnh eo với đầu gối hơi khuỵu xuống.

(Ảnh từ Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Tác ấp 

Tác ấp thường được sử dụng như một thuật ngữ chung để chỉ nghi lễ gặp mặt thời cổ đại, và nó đã trở thành một tập tục thường dùng trong triều đại Tây Chu khoảng 3.000 năm trước.

Lúc đầu tác ấp được phân thành thổ ấp, thì ấp, thiên ấp. Thổ ấp là hai tay ôm vào nhau, đẩy nhẹ tay xuống khi hành lễ. Ngày này, thổ ấp chủ yếu được sử dụng khi người lớn tuổi đối chào hỏi người nhỏ hơn, cấp trên dành cho cấp dưới; thì ấp là xuôi hai tay đẩy về phía trước, và chủ yếu được sử dụng dành cho những người ngang hàng vai vế; thiên ấp là 2 tay ôm hết về phía trước đồng thời hơi nhấc lên, thường dùng khi người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi hơn.

Khi thực hiện tác ấp, nam tay trái ở ngoài và nữ tay phải ở ngoài, đồng thời cúi đầu thể hiện sự khiêm tốn và cung kính.

Người xưa rất coi trọng nghi lễ khi gặp mặt, và tin rằng đó là biểu hiện của một tấm lòng thành được thể hiện ra bên ngoài, vì thế mới có câu “lễ tiết thống trị thiên hạ”.

(Ảnh từ Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Hợp thập (chắp tay)

Hợp thập là một nghi thức chào hỏi thường được sử dụng trong Phật gia. Các hòa thượng hợp thập trước ngực để thể hiện sự ân cần khi chào hỏi, thăm hỏi mọi người. Tất nhiên, nghi thức này không chỉ dùng khi chào hỏi mà còn được sử dụng khi cầu nguyện cũng như khi gặp mặt Tôn giả hoặc khi thờ cúng Phật.

Nghi thức này cũng thường được sử dụng trong yoga hoặc trong truyền thống của khu vực Nam Á. Hợp thập là áp sát nhẹ nhàng 2 lòng bàn tay vào nhau, căn chỉnh cho ngay thẳng và đặt lên trước ngực. Các ngón tay nhẹ nhàng chụm vào nhau, lòng bàn tay để rỗng. Cẳng tay thả lỏng và khuỷu tay hướng ra ngoài, gần như tạo thành một đường thẳng.

(Ảnh từ Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Những lễ nghi trên không chỉ lịch sự mà còn phù hợp với những trường hợp có đông người, quan trọng hơn là nó có thể thể hiện rõ lòng thành kính và sự khiêm tốn, khá phù hợp với bối cảnh đại dịch đang hoành hành như hiện nay. Nhờ đó mọi người có thể tuân thủ quy định “gián cách xã hội” khi chào hỏi, đồng thời cũng nhắc nhở bản thân luôn thể hiện sự tôn trọng và chân thành với người đối diện.

Lương Phong (Theo Tinh Hoa)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP