Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”

Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”

Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”

Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”

Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”
Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”
Thứ sáu, 29-03-2024 18:56, (GMT+07:00)
Hòn đảo kỳ lạ có 20.000 ni cô sinh sống, khi trời tối là thực hiện “Giới luật đặc biệt”
17-10-2020 20:06

Ngoài điều kiện gian khổ ra, chùa Á Thanh còn có quy định rất nghiêm ngặt đối với người tu hành, một trong những giới luật là: Sau khi trời tối thì không cho phép vào các hàng quán. Bất kể là có nhu cầu cần thiết thế nào chăng nữa thì cũng phải đợi đến sáng ngày hôm sau mới được đi giải quyết.

Làng A Sát, khu Xương Đài, huyện Bạch Ngọc, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nơi có các công trình kiến trúc đặc biệt với tên gọi là "Chùa Á Thanh". Con sông Xương Khúc bao quanh khiến nơi này trở thành một hòn đảo nhỏ, ngăn cách người trên đảo với người bên ngoài. Trên hòn đảo nhỏ này lại có hơn 20.000 ni cô sinh sống, thế nên nơi này còn được gọi là Đảo Ni Cô. 

Chùa Á Thanh được xây dựng vào năm 1985, người xây dựng là tôn giả Tưởng Dương Long Đa Gia Tham (lạt ma A Thu Nhân Ba Thiết). Đây cũng là Thánh địa tu thiền Á Thanh Ổ Kim, núi Đồng Sắc Đức thứ 2, và là một trong những ngôi chùa có sức ảnh hưởng lớn nhất khu vực dân tộc Tạng. Để những người tu hành chuyên tâm tu trì, người ta chi nơi này thành 2 khu vực: Trên đảo là khu Giác Mẫu (tiếng Tạng nghĩa là Nữ Tôn, dùng để xưng hô các ni cô), bên ngoài đảo là khu Trát Ba (tiếng Tạng là nam tăng).

Do vị trí khá hẻo lánh, thế nên điều kiện ở đây không được tốt, các ngôi nhà của các ni cô đều tự tay dựng lên, diện tích chỉ 1-2 mét vuông. Gọi là "ngôi nhà" có lẽ không chính xác bằng cái tên "hộp diêm". Cứ đến tháng 11 khi mùa đông giá lạnh đến, khóa học của các giác mẫu sẽ kết thúc, sau đó họ sẽ vào trong "hộp diêm" tiến hành bế quan tu hành 100 ngày, mục đích là trong điều kiện cực kỳ gian khổ này thể nghiệm được niềm vui tu Pháp.

Mặc dù trên đảo là khu Giác Mẫu, nhưng không phải hoàn toàn không có nam giới, chỉ có điều là nam giới không được phép xuất hiện ở khu Giác Mẫu, chỉ có các bé trai vị thành niên, thông thường đều là những bé theo chị gái hoặc người thân đến nơi này xuất gia. Những bé trai tuổi còn nhỏ như vậy mà đã đưa đến nơi đây, thông thường là vì gia cảnh quá nghèo khổ, không thể nào nuôi dưỡng được. Bởi vì các bé tuổi còn nhỏ nên trước tiên được các giác mẫu chăm sóc nuôi dạy. Như vậy có thể thấy những chú tiểu ở đây sống hạnh phúc hơn những chú tiểu ở các nơi khác, và Đảo Ni Cô cũng vì có sự có mặt của các chú tiểu nên cũng đã tăng thêm rất nhiều tiếng cười đùa vui vẻ.

Vậy thì các giác mẫu trên đảo làm thế nào để duy trì cuộc sống của mình? Thông thường nhà chùa sẽ cấp cho mỗi giác mẫu "tiền niệm kinh" tương đương với khoảng 1 triệu đồng tiền Việt. Tuy họ không chi tiêu bừa bãi nhưng 1 triệu đồng thì quả là quá ít, do đó rất nhiều giác mẫu cần dựa vào sự trợ giúp của người thân, như thế mới có thể hoàn thành tu hành thuận lợi. Để cải thiện cuộc sống của mọi người, nhà chùa cũng định kỳ đi ra bên ngoài mua dưa, trái cây và rau tươi.

Ngoài điều kiện gian khổ ra, chùa Á Thanh còn có quy định rất nghiêm ngặt đối với người tu hành, một trong những giới luật là: Sau khi trời tối thì không cho phép vào các hàng quán. Bất kể là có nhu cầu cần thiết thế nào chăng nữa thì cũng phải đợi đến sáng ngày hôm sau mới được đi giải quyết. Sở dĩ có giới luật đặc biệt này chủ yếu là để các ni cô không bị ỷ lại quá vào những hàng quán, sẽ ảnh hưởng đến cái tâm tu hành của họ.

Trên thực tế, có rất nhiều những giác mẫu mới gia nhập, họ không có khác biệt gì mấy với những nữ sinh đại học, cũng không biết tự lo toan cuộc sống, cũng thường khó kiên trì, nên có lúc còn ra quán ăn gần đó ăn cơm. Nhà chùa cảm thấy hiện tượng như thế này rất không tốt, do đó đã đặt ra giới luật đặc biệt này.

Do chùa Á Thanh ở vị trí đặc biệt, cách biệt với thế giới bên ngoài, thế nên các giác mẫu ở đây có được hoàn cảnh tu luyện cực kỳ tốt, nhưng cũng vì cách biệt với thế giới bên ngoài nên cuộc sống của những người tu hành này gặp rất nhiều khó khăn, mà khó khăn hàng đầu chính là vấn đề chữa bệnh. Ở đây không có bác sĩ chuyên môn, cũng không có những thiết bị y tế tương ứng, thậm chí thuốc men cũng rất hiếm. Thế nên một khi các giác mẫu bị bệnh thì nhiều nhất cũng là truyền nước muối sinh lý, có lúc nước muối cũng không có nữa, phải dựa vào bản thân 'chống cự'. 

Ngày nay vẫn còn có rất nhiều cô gái trẻ đến chùa Á Thanh tu hành, trong hoàn cảnh gian khổ như thế, họ khắc chế dục vọng bản thân, theo đuổi tín ngưỡng mà họ mưu cầu cả cuộc đời, tinh thần này quả thực khiến người ta kính phục.

Hoàng Mai
Theo Apollo

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP