Tượng 54 trong ‘Thôi bối đồ’ có viết: “Không phân trâu chuột hay trâu dương, Bỏ lông giữ da hãy xưng cường, Trong cõi tự có Chân Long xuất, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”. Ý nói là, khi Thánh nhân xuất thế, sông núi khắp nơi đều báo điềm linh dị, những thứ cặn bã sẽ bị loại bỏ, nước sông Hoàng Hà vạn dặm biến thành trong xanh chính là dấu hiệu báo trước… 

gười Trung Quốc xưa có truyền lại một câu khải thị rằng: “Nước sông Hoàng Hà trong xanh báo hiệu Thánh nhân đến”. Cũng có người nói rằng cứ khoảng 500 năm, nước sông Hoàng Hà lại biến thành trong xanh một lần, tương truyền “nước sông Hoàng Hà trong xanh là sự kiện trăm năm khó gặp”. 

Dị tượng “Hoàng Hà trong xanh” tiên báo điều gì?

La Quán Trung triều đại nhà Minh đã viết trong chương 8 của bộ tiểu thuyết ‘Bình sơn lãnh yến’ như sau: “Khắp trời có Thánh nhân sinh, khắp đất sông núi hết sức linh ứng theo. Khi bụi bẩn được đào thải hết, nước sông Hoàng Hà chảy vạn dặm nhất thời trong xanh”. Tượng 54 trong ‘Thôi bối đồ’ có viết: “Không phân trâu chuột hay trâu dương, Bỏ lông giữ da hãy xưng cường, Trong cõi tự có Chân Long xuất, Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”. Ý nói là, khi Thánh nhân xuất thế, sông núi khắp nơi đều báo điềm linh dị, những thứ cặn bã sẽ bị loại bỏ, nước sông Hoàng Hà vạn dặm biến thành trong xanh chính là dấu hiệu báo trước. 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong lịch sử Trung Quốc có ghi lại 43 lần nước sông Hoàng Hà biến thành trong xanh. Lần đầu tiên được nhìn thấy là vào năm Diên Hi thứ 8 (năm 165), thời Hán Hoàn đế trị vì mảnh đất Trung Hoa. Thời gian xuất hiện có lúc dài cũng có lúc ngắn, mấy lần xuất hiện cách nhau không quá 500 năm. Thời gian xuất hiện dài nhất là vào năm 1727, nước sông Hoàng Hà biến thành trong xanh kéo dài hơn 20 ngày. Thời điểm hiện tại, “Hoàng Hà trong xanh” xuất hiện trên một lưu vực sông rộng lớn và trong thời gian dài. Đây là hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử. 

Hoàng Hà trong lịch sử Trung Quốc đã được ghi lại 43 lần (Ảnh: ping lin / Wiki, CC BY-SA 3.0).

“Hoàng Hà trong xanh” báo trước thời điểm biến đổi lớn của thế cục đã đến 

Ngoài câu nói “Thánh nhân đến, sông Hoàng Hà trong xanh” còn có một thuyết pháp khác cho rằng: hiện tượng này báo hiệu thời điểm biến hóa lớn của thế cục đã đến. 

Lưu Bảo Kiệt người Đài Loan đã nói trong chương trình ‘Thời khắc quan trọng’ rằng, quan sát từ lịch sử có thể thấy, mỗi khi nước sông Hoàng Hà trở nên trong xanh thường có những thay đổi lớn về thế cục hoặc thảm họa xảy ra, khi ấy mọi người đều chờ mong Thánh nhân đến. 

Chẳng hạn như: Năm 1127 xảy ra thảm họa Tĩnh Khang của Tống Huy Tông. Năm 1403 Minh Thành Tổ dẹp yên bờ cõi. Năm 1727 Ung Chính thực hiện cuộc thảm sát trong 4 năm. Trong những năm này, phần lớn nước sông Hoàng Hà đều biến thành trong xanh, nhưng con người không thấy được Thánh nhân đến, ngược lại họ liên tục gặp tai họa. 

Cũng có câu: “Nước sông đang đục mà chuyển thành trong xanh, âm đang mong muốn biến thành dương”. Rõ ràng Hoàng Hà trong xanh là điềm báo phản nghịch.

Theo sách ‘Hậu hán thư – Tương giai truyện’ viết thì, vào năm Diên Hi thứ 8 (năm 165), thời Hán Hoàn đế trị vì vùng đất Trung Hoa, nước sông Hoàng Hà liên tục biến đổi sang trong xanh, lúc đó quan lại trong triều đều cho rằng đây là dấu hiệu báo điềm lành. Tuy nhiên, một danh sĩ thời Đông Hán lại tin rằng: “Hoàng Hà, chư hầu lập vị thế. Thanh là thuần dương, đục là thuần âm, nước sông đang đục bỗng đổi màu trong xanh là âm muốn biến thành dương, chư hầu muốn xưng đế”. 

Theo ‘Thủy Kinh Chú’ cuốn 5 ‘Tục Hán Thư’ ghi lại: “Lúc đó Tương Giai trình lên tấu thư nói: “Sách ‘Xuân Thu‘ cùng các ghi chép của người xưa để lại, không thấy điểm nào nói về việc nước sông Hoàng Hà biến thành trong xanh, nhưng hôm nay lại xảy ra chuyện này”. Trong ‘Dịch kiền tạc độ’ có viết: “Thượng Thiên mang điềm lành tới thế gian, trước đó nước sông Hoàng Hà biến thành trong xanh”. Trong ‘Kinh phòng dịch truyện’ viết: “Nước Hoàng Hà trong xanh, thiên hạ sắp thái bình”. 

Chữ “Lân” trong kinh “Xuân Thu” lẽ ra không nên xuất hiện nhưng lại xuất hiện rồi, Khổng Tử đã coi hiện tượng này như thiên tai mà ghi lại. Sông là tượng trưng cho chư hầu, thanh là chứng cứ báo trước sự chiếu rọi, nước sông Hoàng Hà biến thành trong xanh chẳng lẽ báo hiệu chư hầu muốn đánh đến kinh thành? Năm sau, Hán Hoàn đế băng hà, Giải Độc Đình Hầu – Lưu Hoành được chọn làm người kế vị nhà Hán và lấy tên là Hán Linh Đế. Vào tháng 2 năm Kiến Ninh thứ 4 (năm 171 sau Công Nguyên), nước sông Hoàng Hà lại biến thành trong xanh.

Thác Hukou trên sông Hoàng Hà (Ảnh: Leruswing / Wiki, CC BY-SA 3.0)

Cố Viêm Vũ, một học giả thời nhà Minh có tổng hợp và ghi chú lại như sau: “Hán Hoàn đế năm thứ 9, nước Hoàng Hà biến thành trong xanh, năm sau Hoán đế qua đời, Linh đế – Giải Độc Đình Hầu lên kế thừa ngôi vị”. Vào thời Võ Thành đế nhà Bắc Tề, nước sông Hoàng Hà cũng chuyển sang trong xanh, 10 năm sau nhà Tùy đoạt thiên hạ”. 

Lúc nước sông biến thành trong xanh, Vệ Thiệu vương nhà Kim được lập vương bởi Kim Tuyên Tông vào năm Trinh Hữu thứ 4 (1216). Hơn 500 năm sau, vào thời Thuận đế, triều đại nhà Nguyên nắm quyền được 21 năm thì đoạn sông Hoàng Hà chảy qua Bình Lục nước biến sang trong xanh, ngay sau đó triều đại nhà Minh đoạt thiên hạ, điều này càng cho thấy điềm báo “Hoàng Hà trong xanh” vô cùng linh nghiệm. Thời Chính Đức đế cai trị nhà Minh, nước sông Hoàng Hà cũng đổi màu trong xanh, sau đó em họ là Chu Thế Tông lên kế vị ngai vàng. Thời Thái Xương đế cũng xuất hiện “Hoàng Hà trong xanh”, sau đó em họ Chu Do Kiểm lên nối ngôi lấy hiệu là Sùng Trinh. 

Tượng 54 trong cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời nhà Đường ‘Thôi Bối đồ’ có viết như sau. 

Sấm viết:

Lỗi lỗi lạc lạc
Tàn kỳ nhất cục
Trác tức cầu an
Tuy tiếu diệc khốc
.

Tụng viết:

Bất phân ngưu thử dữ ngưu dương
Khứ Mao tồn khoát thượng xưng cường
Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất
Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng
.Tạm dịch:

Sấm viết: 

Quang minh lỗi lạc
Một ván cờ tàn
Thở phào cầu an
Tuy cười mà khóc.

Tụng viết: 

Không phân trâu chuột hay trâu dương
Bỏ lông giữ da hãy xưng cường
Trong cõi tự có Chân Long xuất
Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng.

Bức ảnh vẽ 5 cậu bé tay cầm que đuổi đánh con trâu. Một số ảnh khác còn cho thấy hình ảnh con ngựa có sừng trâu, có bản đầu con trâu nhỏ như hình đầu con dê. 

Bức tranh đẩy lùi con trâu thứ 54 trong bức tranh cổ đại (ảnh mạng).

Một số nhà phân tích cho rằng, ngày xưa người ta dùng hình ảnh mười con dê và chín mục đồng để ví von rằng quá nhiều quan viên, nhân dân không chịu nổi gánh nặng này. Ngày nay, dùng một con trâu và 5 trẻ mục đồng để ví von hệ thống quan lại khổng lồ đã mục nát. 

Câu sấm “Quang minh lỗi lạc/ Một ván cờ tàn” được giải nghĩa là: sau sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu, đối với phe cộng sản mà nói, đã bước vào tàn cuộc rồi. Còn câu “Thở phào cầu an/ Tuy cười mà khóc” cho thấy lúc này Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cảm nhận thấy mối đe dọa rất lớn, tuy nhiên nó vẫn còn mấy tiểu đệ làm bạn như Cu Ba, Triều Tiên, v.v… nên cũng chỉ có thể gượng cười mà thôi. 

Vào thời điểm này, tất cả những gì ĐCSTQ làm như: Phát triển kinh tế, ngoại giao trao đổi văn hóa, phát triển thể thao… đều là để duy trì quyền lực chính trị của mình và đó cũng chỉ là sách lược “cầu an”, “bỏ lông” (khứ Mao) cũng có nghĩa là việc từ bỏ diễn ra sau khi Mao Trạch Đông chết.

Còn câu tụng: “Không phân trâu chuột hay trâu dương/ Bỏ lông giữ da hãy xưng cường” có ý nói là đến lúc này, không ai ở Trung Quốc còn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản nữa, người đương quyền chỉ là đang chèo chống bộ da của chủ nghĩa cộng sản mà thôi. Tới lúc này, chủ nghĩa cộng sản đã thất bại, và cũng đã phạm tội rất lớn đối với nhân dân nhưng mà chưa đến lúc bị giải thể triệt để nó vẫn chưa biết sợ. Từ lâu nó đã không còn quan tâm đến thiện ác tốt xấu nữa rồi. 

Trong số năm tiểu mục đồng này, có một mục đồng đứng quay lưng lại, nhưng đơn độc ở một bên con trâu; đây chính là Đặng Tiểu Bình thao túng sau hậu trường, không đăng “long vị”, và cũng không muốn nhìn thẳng vào người ta. Bốn mục đồng còn lại đứng quay mặt về phía người xem chính là bốn vị Chủ tịch đảng từng chấp chính sau khi Mao chết, ấy là Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, và Giang Trạch Dân.

Hai câu tụng cuối: “Hoàn trung tự hữu Chân Long xuất/ Cửu khúc Hoàng Hà thủy bất hoàng” – “Trong cõi tự có Chân Long xuất/ Chín khúc Hoàng Hà nước không vàng”, câu này ám chỉ sự ‘khổ tận cam lai’, hết khổ đau thì đến hạnh phúc, quá khứ giảng rằng khi nước Hoàng Hà chuyển thành trong xanh là lúc có Thánh nhân xuất hiện. Trong từ ‘Hoàng Hà’ tức là chỉ ‘nước vàng đục’, là vì trong nước có chứa đất và cát, cũng chính là chữ “điền” (田) có đầu là chữ “do” (由), bỏ đi chữ “do”, thì chữ “hoàng” (黄)sẽ thành chữ “cộng” (共). Ấy là để nói, sau sự kiện ĐCSTQ tà ác lên cầm quyền thì tại Trung Quốc cũng xuất hiện Thánh nhân hạ thế độ nhân.

Trong mấy ngàn năm qua, dự ngôn của các dân tộc và quốc gia khác nhau trên thế giới đều đề cập rằng: vào một thời khắc đặc biệt, nhân loại sẽ phải đối mặt với một đại tai nạn mang tính hủy diệt. Đến lúc đó, một vị Thánh nhân sẽ xuất hiện, cứu vớt thế gian thoát khỏi nguy nan, cũng chỉ dẫn con đường trở về, mở ra một kỷ nguyên mới.

Tháng 5/2020, các kênh truyền thông đồng loạt đưa tin, sông Hoàng Hà chảy qua Hồ Khẩu, ngày bình thường nước đục chảy xiết thỉnh thoảng lại biến thành thác nước trong xanh, chảy xuống từ vách đá dựng đứng cao 20 mét. Tại các tỉnh (khu tự trị) ven sông Hoàng Hà, tin tức về việc “Hoàng Hà trong xanh” cũng tiếp tục được báo cáo: Từ thị trấn Hà Khẩu, huyện Tuoketuo, Nội Mông đến Trịnh Châu, Hà Nam, trên lưu vực sông dài 1200km, “Hoàng Hà trong xanh” xuất hiện ở nhiều nơi. 

Hẳn là nhiều người đã kinh ngạc khi nhìn thấy hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Dù là lời tiên đoán hay dấu hiệu báo điềm lành, cảnh tượng này muốn nhắn nhủ với con người thế gian rằng: Thánh nhân đã đến. Bạn có nhìn ra không? Hãy mở rộng tầm mắt, đánh giá mọi sự việc bằng thiện tâm, bạn sẽ không bỏ lỡ cơ duyên ngàn năm khó gặp này. 

Theo Sound Of Hope
San San biên dịch

Đăng theo ĐKN