Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”

Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”

Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”

Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”

Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”
Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”
Thứ ba, 16-04-2024 12:18, (GMT+07:00)
Hoàng đế trên đường tháo chạy mắc bệnh vẫn không bỏ dâm dục, kết cục chết thảm thành “xác ướp”
27-10-2020 10:36

Ở Trung Quốc cổ đại, hoàng đế là người ngồi trên cao và sở hữu quyền lực lớn nhất. Điều này cũng được phản ánh trong hậu cung của ông, đại thần nhiều nhất có ba thê bốn thiếp, chỉ có hoàng đế mới có thể có "ba nghìn giai nhân".

Hoàng đế tuy là người đứng đầu quốc gia, nhưng dù sao cũng là một người bình thường, ngoài quyền lực ra thì không hơn những người khác. Tuy nhiên quyền lực lại có sức cám dỗ rất lớn, chính vì vậy, thời cổ đại có rất nhiều hoàng đế khi nắm trong tay quyền lực, dễ trở nên dung túng dục vọng, dẫn tới thân thể suy nhược, thậm chí mất mạng. Trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, một vị hoàng đế của Vương quốc Liêu đã bị chết vì nguyên nhân này, và thậm chí sau khi chết còn bị người dân làm thành ‘xác ướp’...

Hoàng đế Liêu quốc này là hoàng đế thứ hai, con trai thứ hai của Gia Luật A Bảo Cơ, Liêu Thái Tông Gia Luật Đức Quang.

Với sự giúp đỡ của Hoàng hậu Thuật Luật, sau khi vua A Bảo Cơ bị bệnh qua đời trên đường đi, Gia Luật Đức Quang kế vị ngai vàng. Trong thời gian trị vì, ông đã thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của Vương quốc Liêu và tích cực mở rộng lãnh thổ. Chính ông đã thu nhận Thạch Kính Đường (vua nước Hậu Đường, cắt 16 tỉnh cho nhà Liêu để được ủng hộ trong cuộc chiến giành quyền lực) và chiếm được 16  tỉnh trọng yếu của Trung Nguyên. Từ đó tiếp tục gây sức ép lên Vương triều Trung Nguyên khiến cường quốc nước Liêu đạt đến thời kỳ cực thịnh.

Sau khi có được 16 tỉnh Yên Vân, Gia Luật Đức Quang đã áp dụng chính sách "cai trị theo phong tục" và thực hiện chế độ quan lại 2 miền Nam Bắc khác nhau. Các quan lại phía Bắc cai trị người Khiết Đan theo chế độ cũ của người Khiết Đan, các quan lại phía Nam cai trị người Hán theo chế độ nhà Hán. U Châu được đổi thành Nam Kinh, Vân Châu được đổi thành Tây Kinh, và xây dựng 16 châu Yến Vân thành căn cứ để sau này tiến xuống phía Nam đánh chiếm Trung Nguyên. Dưới sự chỉ huy của ông, lãnh thổ của Vương quốc Liêu tiếp tục được mở rộng, từng mở rộng đến phía bắc Vạn Lý Trường Thành, gây nguy hiểm lớn cho các vương triều Trung Nguyên.

Lúc đó Trung Nguyên đang trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc loạn lạc, tiết độ sứ Hà Đông Thạch Kính Đường nước Hậu Đường do không được tín nhiệm buộc phải nhượng lãnh thổ cho Gia Luật Đức Quang, nhưng thực chất chỉ là lợi dụng quân Liêu để chống lại Hậu Đường, để thỏa mãn giấc mộng hoàng đế của riêng mình.

Nhưng khi con nuôi của Thạch Kính Đường là Thạch Trọng Quý lên ngôi, lại đột ngột từ chối quy phục. Sự việc này đã khiến Gia Luật Đức Quang, người đã để mắt đến vùng Trung Nguyên, có cơ hội tiến về phía nam. Gia Luật Đức Quang dẫn quân xuống phía nam, và 5 năm sau, ông xâm lược Đông Kinh Biện Lương và tiêu diệt nhà  Hậu Tấn.

Gia Luật Đức Quang tìm thấy rất nhiều cô gái trẻ đẹp trong hoàng cung nhà Hậu Tấn, họ đều là phi tử của hoàng đế nhà Hậu Tấn. Ông khởi lên sắc tâm, để những phi tần này hầu hạ mình, không màng tới triều chính và để mặc binh sĩ lấy danh nghĩa chăn ngựa đi cướp đoạt khắp nơi, dân tình oán thán lầm than.

Không lâu sau, Lưu Tri Viễn xưng đế ở Tấn Dương và đem quân phản công, các tướng cũ của nhà Hậu Tấn cùng dân chúng từ nhiều nơi dấy binh đến hưởng ứng. Gia Luật Đức Quang khi nghe tin đã rất hoảng sợ, ông ta dẫn theo hàng nghìn hàng quan, cũng như các phi tần, cung phi, hàng trăm hoạn quan và tất cả của cải nhà Hậu Tấn rút về phía bắc.

hoàng đế tội dâm dục 2
Gia Luật Đức Quang đã đưa hàng nghìn quan chức, thê thiếp đó, cũng như hàng trăm cung nữ, thái giám và tất cả tài vật, bỏ chạy về phía bắc. (Ảnh: [Tang] Yan Liben)

Trên đường về phương bắc, Gia Luật Đức Quang bị sốt cao không hạ, rồi đổ bệnh. Vào thời điểm đó, thái y của triều đình đã khuyên ông nên rời xa nữ sắc để tránh bệnh tình trầm trọng hơn, nhưng Gia Luật Đức Quang không những không chịu nghe lời khuyên của thái y mà còn mắng mỏ. Ông vẫn như cũ, lại còn lấy cớ tới lui với các phi tần, còn nói là mượn nữ sắc để hạ hỏa, kết quả khi đến Loan Thành, ông ta túng dục vô độ nên miệng thổ huyết mà chết.

Tin dữ truyền đến nước Liêu, Thái hậu Thuật Luật không tin rằng con trai mình đã chết, và ra lệnh sống phải thấy người, chết phải thấy thi thể. Gia Luật Đức Quang qua đời vào giữa mùa hè, thời tiết nóng nực, lại cách xa Vương quốc Liêu, không thể tránh khỏi việc thi hài sẽ bị thối rữa. Vì vậy, để bảo quản thi thể của ông và đưa về nước Liêu, người Liêu đã mổ bụng thi thể vị vua này, moi nội tạng, cho vài đấu muối vào rồi đưa thi thể về phương Bắc. Người Hán chế giễu là “đế ba”, nghĩa là “thịt ướp hoàng đế”. Vào ngày Nhâm Tý tháng 9 (tức ngày 17 tháng 10), Gia Luật Quang được chôn cất ở Hoài Lăng.

Vậy là, thi thể của Gia Luật Đức Quang, hoàng đế thứ hai của Vương quốc Liêu, được làm thành "xác ướp", sau đó được chuyển về nước Liêu. Ông cũng trở thành người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bị làm thành "thịt khô" sau khi chết.

Minh Anh
Theo SOH

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP