Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc

Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc

Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc

Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc

Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc
Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc
Thứ sáu, 29-03-2024 09:17, (GMT+07:00)
Hiểm họa từ những liều vaccine Trung Quốc
17-04-2021 20:17

Bất cứ khi nào một quốc gia mua vaccine của Trung Quốc, giới chức nước này sẽ ngay lập tức trích dẫn nó như một bằng chứng về sự phổ biến và hiệu quả của vaccine khi tuyên truyền với người dân trong nước. Nhưng những ca tử vong gần đây và tỷ lệ bảo vệ thấp của vaccine do Trung Quốc sản xuất đang dần được tiết lộ...

Trung Quốc đã chào hàng thành công vaccine COVID-19 ở trong và ngoài nước, thu hút một số quốc gia mua Sinovac và Sinopharm, hai loại vaccine dẫn đầu của Trung Quốc. Việc tuyên truyền như vậy thực sự đã đạt được một số thành công nhất định ở cả trong nước và trong cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, những ca tử vong gần đây và tỷ lệ bảo vệ thấp của vaccine do Trung Quốc sản xuất được tiết lộ qua các thử nghiệm lâm sàng, và các trường hợp thực tế đã chấm dứt “thành công” tự nhận đó.

Những cái chết và những phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở Hồng Kông và Đại lục

Cho đến nay, chính quyền Hồng Kông đã báo cáo 14 trường hợp tử vong ở Hồng Kông xảy ra sau khi tiêm vaccine Sinovac, trong khi 13 người khác bị liệt mặt sau khi tiêm vaccine, kể từ khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu cách đây 50 ngày.

Ở Trung Quốc đại lục, nơi có khoảng 160 triệu người đã được tiêm vaccine, không có phản ứng bất lợi nào được báo cáo bởi các phương tiện truyền thông nhà nước.

Công dân Trung Quốc từng trải qua hoặc chứng kiến ​​những phản ứng phụ nghiêm trọng đã phải chia sẻ câu chuyện của họ trên mạng xã hội hoặc thông qua các phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời không tiết lộ danh tính của họ.

Vào ngày 14/4, đài phát thanh Trung Quốc Sound of Hope có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đưa tin về một ca tử vong ở Trung Quốc. Vào cuối tháng 3, Wang Dajun, 43 tuổi, ở làng Lingxi, thuộc thành phố Trang Hà, tỉnh Liêu Ninh, được tiêm vaccine COVID-19 vào khoảng 10 giờ sáng và đã qua đời vào tối hôm đó, để lại 3 đứa con nhỏ. Chính quyền địa phương đã ngăn chặn các báo cáo như vậy.

Một người dân ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc nói với Đài Á Châu Tự do rằng anh ta thấy một người ngã gục sau khi tiêm vaccine.

Tương tự, một người đàn ông ở Bắc Kinh đã đăng trên mạng xã hội Trung Quốc rằng vợ anh đã gục ngã sau khi tiêm thuốc được 10 phút. Bài đăng của anh ấy đã sớm bị xóa khỏi nền tảng. Một người dân Bắc Kinh khác đã đọc được bài đăng này và chia sẻ sự việc với Đài Á Châu Tự do.

Tỷ lệ bảo vệ thấp

Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Chile cho thấy một liều vaccine Sinovac chỉ có khả năng bảo vệ là 3% trong 28 ngày - giữa liều đầu tiên và liều thứ hai, có nghĩa là liều đầu tiên hầu như không có tác dụng và những người được tiêm liều đầu tiên vẫn dễ bị nhiễm virus như những người không được tiêm.

Theo nghiên cứu, trong vòng hai tuần đầu tiên kể từ khi tiêm liều thứ hai của Sinovac, vaccine này chỉ có tác dụng bảo vệ 27,7%; hai hoặc nhiều tuần sau liều thứ hai, tỷ lệ bảo vệ tăng lên 56,5%.

Trung tâm nghiên cứu Instituto Butantan của Brazil cũng đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng Giai đoạn III của Sinovac vào ngày 11/4, cho thấy tỷ lệ bảo vệ là 50,7%, tương tự như nghiên cứu do Chile tài trợ. Các kết quả chưa được bình duyệt hoặc công bố trên các tạp chí học thuật.

Trên thực tế, Sinovac không phải là loại vaccine duy nhất có vấn đề - do các công ty dược phẩm của Trung Quốc sản xuất. Vào tháng 3, Ernesto Bustamante, một nhà vi trùng học người Peru và là cựu giám đốc của Viện Y tế Quốc gia (NIH), đã tiết lộ trên một chương trình truyền hình địa phương rằng, theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III:

  • Vaccine Covid-19 của Sinopharm được sản xuất tại cơ sở Vũ Hán chỉ có hiệu quả 33%,
  • Vaccine COVID-19 được sản xuất tại cơ sở Bắc Kinh chỉ có hiệu quả 11,5%.

Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là gần 80%, và thấp hơn ngưỡng yêu cầu tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới đối với vaccine là "hơn 50%".

Nhiễm virus sau khi được chủng ngừa

Một số người mặc dù đã tiêm vaccine do Trung Quốc sản xuất nhưng vẫn bị nhiễm COVID-19 sau khi được tiêm chủng.

Tại Chile, Tổng giám mục Celestino Aos (76 tuổi) và giám mục phụ tá Alberto Lorenzelli của Santiago đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi tiêm liều Sinovac thứ hai vào ngày 11/3, Giáo hội Công giáo La Mã Chile cho biết trong một bài đăng trên Twitter vào ngày 10/4.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Tổng thống Arif Alvi cũng được chẩn đoán mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine Sinopharm.

Tỷ lệ bảo vệ thấp của các loại vaccine do ĐCSTQ xuất khẩu cũng đã được truyền thông Trung Quốc gián tiếp “xác nhận”. Tổng cộng 126 thành viên của Nhóm An ninh Đặc biệt của Tổng thống Philippines (PSG) đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona Vũ Hán, và 45 người vẫn đang bị bệnh, theo China News đưa tin vào ngày 7/4.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải hoãn bài phát biểu trước công chúng hàng tuần của mình do tình huống bất ngờ này.

Tất cả 126 thành viên của PSG đã được tiêm vaccine Sinopharm “nhập lậu” sớm nhất là vào tháng 9/2020. China News đã trích dẫn vụ mua bán bất hợp pháp này vào tháng 12 năm ngoái, nhằm quảng cáo cho sự phổ biến của vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất. Ngay sau thông báo của Philippines về việc PSG bị nhiễm virus, China News đã gỡ bỏ báo cáo của họ.

Vào ngày 18/3, một bác sĩ chịu trách nhiệm xét nghiệm COVID-19 tại một bệnh viện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, được chẩn đoán mắc COVID-19, mặc dù ông đã tiêm hai liều vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Đến nay, Trung Quốc đã phát triển 5 loại vaccine COVID-19. Do thiếu minh bạch và kết quả thử nghiệm không được công bố, không có vaccine nào trong số này được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận để sử dụng khẩn cấp.

Khi ngày càng có nhiều sự cố nhiễm COVID-19 xảy ra sau khi tiêm chủng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, Gao Fu, cuối cùng đã thừa nhận rằng những loại vaccine hiện tại do Trung Quốc sản xuất có khả năng bảo vệ thấp trước virus corona Vũ Hán.

Gao đưa ra tuyên bố trên khi thuyết trình tại một hội nghị vào ngày 10/4. Kết hợp các loại vaccine khác nhau là một trong những phương pháp mà ông đề xuất để nâng cao hiệu quả.

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 3/4 tuyên bố rằng Trung Quốc hiện đang cung cấp vaccine COVID-19 cho hơn 80 quốc gia và 3 tổ chức quốc tế. Theo công ty phân tích dữ liệu khoa học Airfinity của Anh, tính đến cuối tháng 3, Trung Quốc đã xuất khẩu 115 triệu liều vaccine.

Đề xuất thay đổi cách thức tiêm chủng của Gao sẽ có tác động rất lớn đến các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mua vaccine từ Trung Quốc.

Trước đây, Epoch Times đã đưa tin rằng hầu hết các quốc gia chọn sử dụng Sinovac để tiêm chủng hàng loạt, chẳng hạn như Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Pakistan, đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ các trường hợp COVID-19 mới. Trong khi đó, các quốc gia sử dụng vaccine "không sản xuất tại Trung Quốc" đã dần hạn chế được sự lây lan của virus, chẳng hạn như Israel và Vương quốc Anh.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP