Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa

Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa

Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa

Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa

Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa
Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa
Thứ sáu, 19-04-2024 04:31, (GMT+07:00)
Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa
12-03-2020 15:17

Nói đến ôn dịch, có hai câu chuyện đã để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc, câu chuyện cho người ta thấy dịch bệnh đáng sợ như thế nào, đồng thời cũng chỉ ra cho mọi người ta cách thoát khỏi dịch bệnh.

Thảm kịch "cái chết đen" trong quá khứ

Đại dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử là dịch hạch thời La Mã cổ đại. Đại dịch này kéo dài 400 năm, mà trong khoảng thời gian 400 năm ấy, có đến 300 năm La Mã cổ đại bức hại các tín đồ Cơ Đốc. Từ năm 54 đến năm 68 sau Công nguyên, hoàng đế La Mã Nero đã cố tình phóng hỏa đốt cháy thành Rome nhằm giá họa cho các tín đồ Cơ Đốc. Để kích động tâm lý chống Cơ Đốc trong nhân dân, Nero chỉ đạo một số nhà lý luận bịa đặt nhất nhiều tin đồn chống lại tín đồ Cơ Đốc, đổ tội cho họ đã gây ra toàn bộ các việc xấu xa trong xã hội La Mã cổ đại. Rất nhiều tín đồ Cơ Đốc bị Nero ra lệnh quăng vào giữa trường đấu, giới quí tộc La Mã vừa cười lớn vừa xem những người còn đang sống này bị mãnh thú xé xác ăn thịt đến chết. Ông ta thậm chí còn sai người đem rất nhiều tín đồ Cơ Đốc bó lại cùng với cỏ khô làm đuốc, xếp sẵn trong hoa viên, sau đó đến đêm đem châm lửa đốt để chiếu sáng dạ tiệc hoa viên của hoàng đế.

60 năm sau, vào năm 125 sau Công nguyên, trận đại ôn dịch đầu tiên xảy ra ở La Mã (đại dịch Orosius) đã cướp đi sinh mệnh của một triệu người. Mặc dù vậy, La Mã cổ đại vẫn không chịu bãi bỏ pháp lệnh đàn áp tín đồ Cơ Đốc. 40 năm sau, vào năm 166 sau Công nguyên, La Mã xảy ra trận đại ôn dịch thứ hai (đại dịch Antonius hay Galen). “Có khoảng 2.000 người chết mỗi ngày, hoàng đế Marcus Aurelius cũng không thoát. Dân số La Mã bị hủy đi một phần ba và người dân thủ đô Constantinople chết một nửa”. 80 năm sau, vào năm 250 sau Công nguyên, bạo chúa Desius ra sắc lệnh ép các tín đồ Cơ Đốc từ bỏ đức tin của mình vào một “ngày ăn năn” đã chọn, nếu không sẽ bị thống đốc địa phương xét xử. Quan chức chính phủ là tín đồ Cơ Đốc thì bị bắt làm nô lệ hoặc tịch biên gia sản, những người kiên định nhất bị đem ra xử tử. Đối với dân thường, tình hình thậm chí còn bi thảm hơn. Lần này khoảng cách thời gian đã rút ngắn lại, cùng năm đó, La Mã khởi phát trận đại dịch thứ ba (đại dịch Cyprian), giết chết khoảng 5.000 người mỗi ngày, lan ra toàn La Mã và kéo dài liên tục trong vòng 16 năm. Thế nhưng hoàng đế La Mã vẫn không nhận ra sai lầm của mình. Vào năm 303 sau Công nguyên, hoàng đế Diocletian một lần nữa ban hành sắc lệnh, khai màn cho “cuộc đàn áp tôn giáo lớn nhất của chính quyền đế quốc La Mã”. Vô số giáo hội bị hủy diệt, kinh sách bị tịch thu và các giáo đồ bị tàn sát.

Cùng với cuộc bức hại tín đồ Cơ Đốc, đế quốc La Mã liên tục bị thiên tai và dịch bệnh tấn công, tình hình kinh tế liên tục xấu đi, những bộ lạc từ Đức và đế quốc Ba Tư bắt đầu đánh chiếm các vùng biên giới xa xôi, đế chế La Mã dần đi đến suy tàn. Năm 542 sau Công nguyên, La Mã bắt đầu đợt đại dịch thứ tư (đại dịch Justinian). Nhà sử gia Ivan Griers đã đích thân trải qua cuộc trừng phạt triệt để cuối cùng này. Lần này, trận ôn dịch với sức mạnh ghê gớm đã lan ra toàn bộ lục địa châu Âu. Đế chế La Mã hùng mạnh bị hủy diệt hoàn toàn.

Một đế chế có vẻ rất hùng mạnh, một thành trì vững chắc, nhưng lại bị hủy hoại hoàn toàn trong dịch bệnh. Tự cổ chí kim, Trung Quốc cũng có những thời kỳ lịch sử bị ôn dịch hoành hành, nhưng rất nhiều hoàng đế nhờ kính thiên tín Thần nên thường khống chế và loại bỏ được dịch bệnh. Có một câu chuyện như thế này:

Triều nhà Minh có một người tên là Tấn Vân lúc ấy vẫn chưa có công danh gì, một ngày vào tết Nguyên đán, Tấn Vân dậy sớm, vừa ra khỏi cửa đã gặp rất nhiều ma quỷ hình thù gớm ghiếc. Anh lớn tiếng quát hỏi nguyên do, lũ quỷ thưa: “Chúng tôi là quỷ ôn dịch, cứ đầu năm lại đến nhân gian reo rắc dịch bệnh, chỉ có vậy thôi!” Tấn Vân nói: “Có tới nhà ta không?” Quỷ nói: “Không”. Tấn Vân hỏi: “Sao lại tránh nhà ta ra?” Quỷ trả lời: “Gia đình ngài ba đời tích đức, gặp người hành ác thì ra tay ngăn cản, gặp người hành thiện thì khen ngợi, khích lệ, con cháu công danh lừng lẫy, chúng tôi nào dám tới?” Nói xong liền biến mất. Năm đó dịch bệnh hoành hành khắp nơi, duy chỉ có nhà Tấn Vân bình an vô sự.

Dịch bệnh thường tránh người thiện lương, biết kính trọng trời đất

Về mức độ khủng khiếp của dịch bệnh, chỉ cần chứng kiến dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra trên thế giới là biết. Thế nhưng cổ nhân đã để lại cho chúng ta một phương thuốc giúp tránh khỏi dịch bệnh, đó là “tích đức hành thiện”. Lão tổ Trần Chuyên có truyền lại rằng: “Ôn vong bất do vận số, mạ địa chú thiên”. Ý nói là khi dịch bệnh giáng xuống, sự tồn vong của sinh mệnh không phải do vận khí tốt xấu của con người, mà vì con người bất kính với thiên địa, Thần linh mới là nguyên nhân dẫn đến đại dịch khủng khiếp hoành hành. Liệu con người có thể bình an qua được lần dịch bệnh nghiêm trọng này hay không, điều này liên quan đến thái độ của con người trước Thần linh, thiên địa. Bởi vậy người hành thiện tích đức có thể tránh được dịch bệnh gõ cửa. Thời cổ đại, hoàng đế gặp phải ôn dịch thì ban “tội kỷ chiếu” (chiếu tự trách tội bản thân), nguyện dùng thân mình chịu phạt để tránh cho thiên hạ bách tính chịu khổ, đức bao trùm muôn dân trăm họ thì mới có thể loại trừ ôn dịch, cứu giúp thiên hạ.

Trong lịch sử nhân loại đã không ít lần xuất hiện ôn dịch, có chuyên gia phân tích, phát hiện thấy rất nhiều dịch bệnh đều khởi phát từ cơ thể động vật lây nhiễm sang người, sau đó qua những con đường lây nhiễm khác nhau mà lan ra cả thành phố, quốc gia cho đến toàn thế giới. Bởi vậy người ta đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh. Giống như trận dịch Covid-19 đang xảy ra ở Trung Quốc và trên thế giới hiện nay, chính phủ và các chuyên gia đưa ra rất nhiều phương án ứng phó khẩn cấp: thường xuyên rửa tay, giữ vệ sinh, không đến nơi đông người, không ăn thịt thú hoang, cách ly những người có dấu hiệu bệnh để điều trị, còn tiến hành phong tỏa cả thành phố, cả tỉnh để ngăn dịch bệnh lây lan. Những phương pháp này cũng đang ức chế sự lây lan của virus ở một mức độ nhất định. Các chuyên gia y tế ở Trung Quốc và trên thế giới đều đang tích cực nghiên cứu phương pháp tiêu diệt virus Covid-19, thế nhưng những biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề trên bề mặt. Con người có thân thể xác thịt và còn có ý thức tinh thần, rất nhiều lúc tinh thần của người ta cũng có thể tác động đến thân thể xác thịt, vật chất và tinh thần ảnh hưởng lẫn nhau. Tôi đã đọc rất nhiều bài báo liên quan đến dịch bệnh, rất ít người phân tích nguyên nhân sự lan truyền của dịch bệnh và giải pháp ngăn chặn dịch bệnh từ góc độ tinh thần, tâm linh. Nhìn từ hai câu chuyện kể trên, có thể thấy cả phương Đông và phương Tây đều coi phương diện tín ngưỡng tinh thần mới là nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát, vì La Mã cổ đại đã bức hại các tín đồ Cơ Đốc nên mới xuất hiện sự lây nhiễm từ động vật mà dẫn tới ôn dịch. Bởi vì gia đình Tấn Vân thời cổ đại đã hành thiện tích đức nên mặc dù cả vùng xảy ra dịch bệnh nhưng cả nhà ông vẫn may mắn thoát được. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nguyên nhân bề mặt là sự truyền nhiễm từ động vật, còn nguyên nhân từ góc độ tâm linh là gì?

Trong bốn lần dịch bệnh ở La Mã cổ đại, người ta dùng biện pháp loại bỏ nguồn lây nhiễm, họ đem chôn ngay những người chết do nhiễm dịch hạch. Đường phố đâu đâu cũng thấy xác chết. Có người vì không chịu được nỗi đau mất người thân mà ôm thi thể vào lòng, hy vọng có thể lây bệnh chết cùng, nhưng lại bình an vô sự. Cũng có người nghĩ đủ mọi biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn không thể thoát chết. Dịch bệnh như thể có mắt. Những người nên chết, dù có phòng ngừa tốt đến mấy cũng khó thoát được; người không nên chết thì có ôm lấy thi thể cũng không chết nổi. Đây hẳn là cảnh báo cho nhân loại rằng: dịch bệnh không đơn giản là truyền nhiễm virus, mà nó thể hiện ý chỉ của Thần. Ý chỉ của Thần chính là bảo hộ người thiện, trừng phạt kẻ ác.

Lịch sử như một tấm gương, có thể giúp chúng ta rút ra những bài học giáo huấn, từ đó mà làm được tốt hơn. Đến nay dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng một cách bất thường, qua đó chúng ta nên rút ra một vài suy ngẫm:

  1. Khoa học hiện đại đã phát triển vượt xa sự tưởng tượng của chúng ta. Sự phát triển của khoa học hiện đại đã đem đến cho xã hội nhân loại những tiến bộ to lớn, nhưng từ đó lại khiến nhân loại sa vào một loại tín ngưỡng khác – mê tín vào khoa học. Mà y học chỉ là một nhánh của khoa học hiện đại, nó xác thực đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết các loại bệnh tật của con người. Thế nhưng khoa học không phải là chiếc chìa khóa vạn năng, y học cũng không thể trị bách bệnh. Y học cũng có giới hạn của nó. Ví như các loại bệnh mãn tính mà chúng ta biết như tiểu đường, nó được gọi là căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa. Y học hiện đại căn bản không thể trị tận gốc, chỉ có thể ức chế tạm thời sự phát triển của bệnh. Mà người ta chữa bệnh mục đích để khỏi bệnh chứ không phải chỉ để giảm đau. Vậy nên chúng ta không thể cứ mê tín vào y học được, đôi khi y học cũng có thể dẫn chúng ta vào đường cùng. Vấn đề bệnh tật cần phải xét từ nhiều phương diện và góc độ khác nhau, đừng dùi vào ngõ cụt để rồi không tìm được lối thoát.
  2. Con người nên nhận thức lại. Nếu nhìn từ phương diện vật chất thì dường như không thể thấy được quy luật bùng phát của dịch bệnh, nhưng nếu nhìn từ góc độ tinh thần, tín ngưỡng thì có thể phát hiện ra nguyên nhân căn bản của dịch bệnh. Bất cứ khi nào con người bức hại đức tin chân chính, người đứng đầu chính quyền hành sự trái với đạo trời thì sẽ có ôn dịch xuất hiện. Đại dịch hạch La Mã cổ đại cũng vậy, các trận ôn dịch khác nhau tại Trung Quốc thời xưa cũng đều như vậy. Trước thảm họa ôn dịch, hoàng đế cổ đại trước hết sẽ nghĩ đến những khiếm khuyết, sai lầm của mình trong việc trị nước, sau đó ban “Tội kỷ chiếu”, nhờ thế mà mà giải quyết được thiên tai, ôn dịch. Vào triều đại Đường Thái Tông, đại tướng quân Chưởng Nhân Hoằng bị kết án tử hình vì tội tham nhũng. Tuy nhiên, Đường Thái Tông nể trọng Chưởng Nhân Hoằng, cho rằng ông ta là một người có tài có công, nên đã ban thánh chỉ sửa án tử hình thành lưu đày biên cương. Sau sự việc này, Đường Thái Tông nhận ra bản thân đã vì tư tình mà xem thường luật pháp, vậy nên ăn không ngon ngủ không yên, sau đó bèn gọi đại thần đến bàn bạc: “Pháp lệnh của quốc gia, hoàng đế nên là người đi đầu trong việc chấp hành, trẫm lại bênh vực Chưởng Nhân Hoằng, trẫm đã vì tư tâm mà làm loạn quốc pháp rồi”. Sau đó ông ban “Tội kỷ chiếu”, thừa nhận rằng trong vụ việc xử lý Chưởng Nhân Hoằng mình đã có ba lỗi lớn: Một là không biết nhìn người mà sai lầm trọng dụng Chưởng Nhân Hoằng, hai là vì tư tâm mà bảo vệ Chưởng Nhân Hoằng; ba là thưởng phạt không rõ ràng, xử lý không công minh, chính trực.

Năm Trinh Quán thứ hai, Trường An đại hạn, dịch châu chấu hoành hành. Đường Thái Tông thị sát tình hình thiên tai, nhìn thấy rất nhiều châu chấu bèn bắt mấy con vào lòng bàn tay và nói với chúng: “Bách tính dựa vào lương thực mà sống, các ngươi lại ăn mất lương thực của họ, vậy các ngươi chính là côn trùng gây hại! Bách tính gặp vấn đề gì, đều là do ta làm sai. Nếu các ngươi có linh thì hãy ăn tim ta, không được gây họa cho bách tính!” Nói xong toan nuốt châu chấu vào bụng, cận vệ xung quanh lập tức ngăn cản không để Đường Thái Tông đưa vào miệng, nói rằng châu chấu không sạch sẽ, nuốt vào e sinh bệnh. Đường Thái Tông nói: “Trẫm chính là muốn như vậy, trẫm hy vọng ông trời đem tai họa giáng lên thân trẫm, sao trẫm lại sợ mắc bệnh chứ?” Sau đó mặc cho thị vệ phản đối, ngăn cản, ông đã nuốt châu chấu vào bụng. Năm đó, nạn châu chấu biến mất.

Những bài học giáo huấn trong lịch sử để lại cho chúng ta rất nhiều điều đáng suy ngẫm, hy vọng con người ngày nay có thể tiếp thu những bài học giáo huấn từ lịch sử để không phạm phải những sai lầm tương tự.

  1. Con người cần phải nâng cao đạo đức. Nếu như nói rằng vì đạo đức suy đồi mà gây ra dịch bệnh thì rất nhiều người sẽ không tin, nhưng ông trời rất công bằng, đạo đức con người trong con mắt của Thần là có tiêu chuẩn đo lường. Đạo đức mà Thần thừa nhận không phải là đạo đức xã hội chủ nghĩa, cũng không phải là sự trung thành với đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), càng không phải là cái gọi là đạo đức mà danh nhân nào đó trong xã hội rao giảng; mà đó là đạo đức của chính giáo chính Pháp lưu truyền ngàn năm, dùng lời đơn giản nhất mà nói, chính là giá trị đạo đức phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đây là điều mà toàn nhân loại đều thừa nhận, là điều mà tất cả Thần linh đều gia trì. Con người chỉ cần tự nhìn lại mình xem đã làm được “Chân, Thiện, Nhẫn” hay chưa, liền biết được mức độ đạo đức của bản thân đến đâu.

Lưu Bá Ôn Bia Ký thời Minh đã biết trước kiếp nạn dịch bệnh ngày nay và chỉ ra lối thoát là "Chân - Thiện - Nhẫn"

Mỗi ngày xem tin tức báo cáo tình hình dịch bệnh của chính phủ, trong tâm ai nấy đều cảm thấy vô cùng lo lắng cấp bách, hy vọng dịch bệnh mau chóng qua đi, hy vọng sớm nghiên cứu được thuốc chữa, hy vọng sẽ có ít người chết. Thế nhưng trong tâm ai cũng hiểu rõ, tình hình thực tế luôn luôn nghiêm trọng hơn báo cáo từ chính quyền, thậm chí không có chút lạc quan nào. Vậy nên bản thân chúng ta cũng nên tìm hiểu một chút về phương thuốc chữa dịch bệnh này.

Giá trị phổ quát “Chân, Thiện, Nhẫn” cũng là đạo đức mà con người nên tuân theo, hiện nay nó đã được công nhận rộng rãi. Người đầu tiên đề xướng “Chân, Thiện, Nhẫn” chính là nhà sáng lập Pháp Luân Công, hơn 100 triệu học viên đang tu luyện đã minh chứng cho những lợi ích vô cùng to lớn về thân thể và tinh thần mà môn tập mang lại. Trên trang Minh Huệ net, hầu như mỗi ngày đều đăng những câu chuyện nhiều người  trở nên khỏe mạnh, thoát khỏi bệnh tật nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Có người nghĩ học Pháp Luân Công mà thân thể cải biến, cũng có thể vì Pháp Luân Công có một số động tác luyện tập, giúp con người nâng cao sức khỏe. Thế nhưng còn có một hiện tượng khác: chính là có người không tập Pháp Luân Công mà chỉ cần ủng hộ triết lý của Pháp Luân Công: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân, Thiện, Nhẫn hảo!” cũng có thể gặp dữ hóa lành, biến nguy thành an. Tôi đã từng thấy một trường hợp bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng, bác sĩ cũng nói vô phương cứu chữa, thế nhưng thời điểm ấy trong ý thức anh ấy luôn giữ một niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”, anh ấy không ngừng niệm như vậy trong tâm, cuối cùng đã sống sót một cách kỳ diệu. Câu chuyện này cho thấy, ngay cả khi chúng ta không tập luyện Pháp Luân Công, chỉ cần chúng ta có thể ủng hộ triết lý của Pháp Luân Công (thực tế đây cũng là một giá trị đạo đức phổ quát) cũng có thể mang lại những thay đổi về thể chất.

Xem tin tức trên trang Minh Huệ net, người ta thấy rằng không phải chỉ có một, hai trường hợp như vậy. Trong suốt 27 năm kể từ khi Pháp Luân Công được truyền ra vào năm 1992 cho đến nay, đã có rất nhiều, rất nhiều trường hợp nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà thân thể và tinh thần trở nên khỏe mạnh. Sức khỏe mà Pháp Luân Công mang lại cho con người đã được minh chứng qua thời gian bởi hơn 100 triệu người. Tu luyện Pháp Luân Công thực sự mang lại những lợi ích to lớn, ngay cả những người không tu luyện Pháp Luân công mà thường xuyên niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân Thiện Nhẫn Hảo!” cũng có thể tai qua nạn khỏi, chuyển nguy thành an.

Vậy tại sao Trung Quốc vẫn liên tục đàn áp Pháp Luân Công suốt 20 năm qua? Điều gì đang xảy ra vậy? Đây là tội ác đối với toàn nhân loại. Các thủ đoạn bức hại học viên Pháp Luân Công bị phơi bày đã cho thấy mức độ tàn khốc của cuộc bức hại này, còn tàn nhẫn hơn là ĐCSTQ đã chỉ thị cho các y bác sĩ tay nghề cao mổ lấy nội tạng của học viên Pháp Luân Công đem bán kiếm lợi. Đây là một tội ác chống lại cả nhân loại! Học viên Pháp Luân Công chịu thống khổ cùng cực mà qua đời. Vậy mà tại Trung Quốc, có bao nhiêu người lên án hành vi bạo hành phản nhân loại này của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công? Hiện tại Trung Quốc xảy ra đại dịch, mọi người nếu niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân Thiện Nhẫn Hảo!” cũng có thể khỏi bệnh, nhưng ĐCSTQ lại cực lực ngăn chặn Pháp Luân Công, không để cho người ta biết được chín chữ chân ngôn cứu mệnh này, chẳng phải là ĐCSTQ muốn hại toàn bộ người dân Trung Quốc sao! Hỡi người dân Trung Quốc, đã đến lúc phải tỉnh táo hơn rồi!

Hiện tại, theo dõi các báo cáo chính thức của chính quyền ĐCSTQ, vẫn không có quan chức nào đứng ra chịu trách nhiệm về dịch bệnh. Điều chúng tôi thấy rõ hơn là các quan chức của ĐCSTQ đang đổ trách nhiệm lẫn nhau, tình hình nhiễm bệnh chân thực của người dân không thể được báo cáo trung thực, mạng internet vẫn đang phong tỏa thông tin xác thực từ dân chúng, nhiều người đã mất mạng trong khi những quan chức ĐCSTQ vẫn đang tranh giành, đấu đá nhau. Sinh mệnh là trân quý, thế nhưng nếu giao cấp sinh mệnh cho ĐCSTQ vốn coi mạng người như cỏ rác thì thật sự quá ngu ngốc. Chỉ có thoát khỏi tư duy của ĐCSTQ, mới có thể suy nghĩ vấn đề một cách đúng đắn, mới có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Nhìn lại tình hình Trung Quốc gần 10 năm qua, năng lực lãnh đạo đất nước của ĐCSTQ ngày càng kém, thế nhưng năng lực đàn áp người dân thì ngày càng mạnh. Nhìn từ góc độ lịch sử, dịch bệnh hiện nay chính là lời cảnh báo cho chế độ của ĐCSTQ, đế chế La Mã cổ đại hùng mạnh như vậy, chỉ qua bốn lần ôn dịch đã bị phá hủy hoàn toàn, huống hồ là ĐCSTQ. Nếu như tiếp tục hành sự trái với đạo trời như vậy, việc ĐCSTQ diệt vong hoàn toàn có thể xảy ra.

Bài hát hay: Hãy nghe tôi, dịch bệnh có thuốc chữa

Tác giả: Kính Chỉ

Theo Chánh Kiến

 

Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP