Giáo sư Robert Langdon, một nhân vật hư cấu của nhà văn Mỹ Dan Brown đã giải mã từ bí mật này đến bí mật khác trong cuốn tiểu thuyết ăn khách “Mật mã Da Vinci”, cho đến khi cuối cùng ông ấy đi đến bí mật lớn nhất trong tất cả các bí mật, rằng hậu duệ cuối cùng của Chúa Giê-su đang đứng trước mặt ông ấy.

Theo phân tích của nhà báo Katsuji Nakazawa trên Nikkei, Trung Quốc cũng có một câu chuyện về một mật mã, đó là “Mật mã Tập Cận Bình”.

Katsuji Nakazawa đã dành 7 năm ở Trung Quốc với tư cách là phóng viên và sau đó là trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã được nhận giải thưởng Vaughn-Ueda, vinh danh các nhà báo Nhật Bản vì có đóng góp lớn trong các vấn đề quốc tế.

Dưới đây là phân tích của Katsuji Nakazawa để giải mã những ẩn đố Trung Quốc:

Các con số để mổ xẻ là 8341 và 2035.

Những con số này nắm giữ chìa khóa để hiểu về các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ của đất nước và thậm chí cả chính trị quốc tế.

Vào thời điểm một cuộc họp lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra, phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19, mọi con mắt đổ dồn về các quyết định liên quan đến địa vị của ông Tập sau năm 2022, và bây giờ là lúc phù hợp để xem lại ẩn đố.

Một đảng viên lớn tuổi từng nói với phóng viên này rằng chìa khóa để giải mật mã Tập Cận Bình là phải biết về Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Trung Quốc hiện đại.

“Chủ tịch Tập Cận Bình ý thức về Mao nhiều hơn chúng ta nghĩ”, nguồn tin nói. “Liên kết mật mã của hai nhà lãnh đạo và những bí ẩn khác nhau có thể được giải đáp”.

Con số 8341 gắn liền với Mao, và bất cứ ai quan tâm đến chính trị Trung Quốc đều đã bắt gặp nó ít nhất một lần. Số khác, năm 2035, là chủ đề trọng tâm của hội nghị trung ương lần thứ năm. Đây là năm mục tiêu cho triển vọng kinh tế siêu dài hạn của Trung Quốc.

8341

8341 là mật danh do Mao đặt cho Trung đoàn Vệ binh Trung ương, một đơn vị chịu trách nhiệm canh gác và bảo vệ các lãnh đạo cao nhất của đảng.

Nhưng thật trùng hợp mật danh này như con số tổng kết cuộc đời Mao, ông ta qua đời ở tuổi 83 theo lịch âm của Trung Quốc (82 theo lịch dương), 41 năm sau khi đảm nhận vai trò lãnh đạo trong Đảng Cộng sản và quân đội, vào năm 1935.

Con số bắt đầu từi Hội nghị Tuân Nghĩa nổi tiếng, được tổ chức tại tỉnh Quý Châu trong giai đoạn Vạn lý Trường Chinh của Hồng quân Trung Quốc 1934-1936.

Liệu Mao dự đoán được mình sẽ bao nhiêu tuổi khi qua đời và khoảng thời gian giữ vị trí lãnh đạo của mình và do đó chọn 8341 làm tên đơn vị? đây là một bí ẩn mà độc giả có thể tùy nghi suy đoán. Các phương tiện truyền thông liên kết với ĐCSTQ đã thảo luận về khả năng này một cách nghiêm túc trong nhiều năm.

Sau khi Mao qua đời vào ngày 9/9/1976, con số 8341 vẫn sống tiếp. Vào năm 1993, khi Trung Quốc phóng một vệ tinh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Mao, một huy chương vàng đặc biệt với một dòng chữ số “8341” được đặt bên trong tàu.

Một giả thuyết cho rằng một giáo chủ Đạo giáo đã ban cho Mao con số bí ẩn trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949. Hơn nữa, người ta nói rằng nhân vật đã sát cánh bên Mao trong cuộc gặp gỡ lịch sử đó sau này trở thành chỉ huy của Đơn vị 8341.

Một giả thuyết khác cho rằng 8341 là số thứ tự trên khẩu súng trường yêu thích của Mao khi Mao còn trẻ. Nếu đúng, nó phù hợp với chi tiết Mao đặt tên cho đơn vị an ninh sau nó. Rốt cuộc, một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Mao là: “Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng”.

Trong khi Mao nổi tiếng cấm bói toán và mê tín dị đoan ở Trung Quốc sau cuộc cách mạng năm 1949, thì bí ẩn xung quanh số 8341 vẫn hấp dẫn.

Và bí ẩn về Mao rõ ràng đang có tác động đến nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập.

2035

Tại sao Tập bắt đầu sử dụng con số 2035?

Nó xuất hiện lần đầu tiên cách đây 3 năm, khi con số này được đưa vào một bài phát biểu mà ông đã phát biểu tại đại hội toàn quốc cuối cùng của đảng. Tại đó, ông tuyên bố rằng Trung Quốc “về cơ bản sẽ thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035”, nghĩa là vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới.

Đó là một thông báo quan trọng vì nó có nghĩa là Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của mình, vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ.

Đó là một thông báo quan trọng vì nó có nghĩa là Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của mình, vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nhà nước Trung Quốc hiện đại.

Mục tiêu 2035 đầy tham vọng không được giải thích rộng rãi vào thời điểm đó. Do căng thẳng thương mại với chính quyền TT Trump ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã giữ im lặng để không kích động thêm Tổng thống Mỹ.

Tình hình bây giờ đã thay đổi.

Lý Quân Như cựu phó chủ tịch trường đảng của ĐCSTQ, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng mục tiêu hiện đại hóa mà cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đặt ra vào những năm 1980 đến 2050 có thể được thực hiện.

Trích dẫn sự kiện Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 2 thế giới vào năm 2010, ông Lý nói, “Điều này cho phép chúng ta hiện có một nền tảng rất tốt để thực hiện hóa điểm cơ bản do Đặng Tiểu Bình đề xuất trước 15 năm”.

Về hội nghị trung ương lần thứ năm, nơi một kế hoạch 15 năm mới không theo thông lệ đang được ấp ủ, Lý gọi đây là “một bước ngoặt lớn” đối với Trung Quốc trên con đường hiện đại hóa.

Với sự rõ ràng và xác tín đáng ngạc nhiên, Lý cho biết kế hoạch 5 năm mới cho giai đoạn 2021-2025 đang được đặt ra hiện nay “nên được coi là một phần của kế hoạch 15 năm một cách toàn diện”.

Do đó, trọng tâm chính là năm 2035. Điều đó có nghĩa là thời đại Tập Cận Bình cuối cùng sẽ được đánh giá xem liệu Trung Quốc có thể thực sự bắt kịp và vượt qua Mỹ trong thời gian 15 năm hay không. Đối với ông Tập, mục tiêu năm 2035 phải đạt được bằng mọi giá.

Vào năm 2035, ông Tập sẽ bước sang tuổi 83 (82 theo lịch dương), bằng tuổi Mao vào năm ông ta qua đời.

Trước thềm hội nghị trung ương lần thứ năm, các trợ lý thân cận của ông Tập đã bắt đầu tỏ ra lạc quan về việc nhà lãnh đạo có thể nắm quyền thêm bao nhiêu năm nữa. Các trợ lý cho biết, câu hỏi không còn là liệu ông Tập có ở lại trong 5 năm nữa (từ 2022 đến 2027) hay không, mà là liệu ông có tiếp tục nắm quyền trong 10 năm tới (từ 2022 đến 2032) hay không.

Từ góc độ này, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và ai có thể chiến thắng không phải là vấn đề lớn đối với ông Tập. Trong một triều đại kéo dài đến năm 2032, ông Tập sẽ chứng kiến thêm ba cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Chỉ là ngẫu nhiên, Trung đoàn đặc biệt 8341 của Mao chính thức được khánh thành vào tháng 6 năm 1953. Tập Cận Bình sinh cùng thời điểm đó (15/6/1953).

Nếu con số bí ẩn 8341 tượng trưng cho Mao, “nhà lãnh đạo hàng đầu vĩnh cửu” của Trung Quốc, người không bao giờ từ bỏ quyền lực trong suốt cuộc đời của mình, thì con số 2035 là “Mật mã Tập Cận Bình” được mô phỏng theo 8341. Nó tượng trưng cho quyết tâm của ông Tập về một lâu dài, thống trị và mục tiêu của Trung Quốc là vượt Mỹ về mặt kinh tế vào năm đó.

Tất nhiên, điều này có thể được đọc quá nhiều vào chủ nghĩa tượng trưng và năm 2035 chỉ là nửa chặng đường giữa năm 2017 và năm 2049.

Nhưng giáo sư Robert Langdon có thể sẽ liên kết 2035 và 8341 để kể một câu chuyện khác.

Một chuỗi liên tiếp tài liệu sẽ được công bố sau khi phiên họp toàn thể thứ năm được bế mạc vào thứ Năm. Suy nghĩ về các mật mã của Mao và Tập sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của các tài liệu.

Theo ĐKN