Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020

Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020

Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020

Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020

Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020
Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020
Thứ sáu, 19-04-2024 07:39, (GMT+07:00)
Dự ngôn Địa Mẫu Kinh: Đại nạn không thể kết thúc trong năm 2020
13-06-2020 08:01

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán ập đến khiến người dân toàn thế giới không khỏi hoang mang kinh sợ. Khi xem lại những lời tiên tri từ ngàn xưa mà người xưa để lại, đại đa số mọi người đều cảm thán với độ chính xác huyền diệu của nó.

Khổng Thánh Chẩm Trung Ký có dự ngôn rằng: ngoài dịch bệnh, năm Canh Tý sẽ xuất hiện lũ lụt, côn trùng gây hại; Lưu Bá Ôn trên bia ký núi Thái Bạch để lại dự ngôn khi năm heo và chuột đến sẽ xuất hiện đại hoạ... Trong xã hội nông nghiệp trước đây, mỗi gia đình đều có một cuốn Hoàng lịch, đặc biệt hơn cả, Hoàng Đế Địa Mẫu Kinh, một loại dự ngôn thơ cũng đã miêu tả về năm 2020 tương tự như các dự ngôn khác.  

Địa Mẫu Kinh

Hoàng lịch là lịch cổ nông nghiệp của người Trung Quốc xưa, còn được gọi là “hoàng lịch thông thư”, hay “nhật lịch", đồng hành với đời sống thường nhật của người Trung hoa truyền thống mà trải qua hàng nghìn năm. Cuốn hoàng lịch thông thường đều có Xuân Ngưu Đồ (tranh Xuân Ngưu) và Địa Mẫu Kinh hay còn gọi là Hoàng Đế Địa Mẫu Kinh, là một loại dự ngôn thơ. Địa Mẫu Kinh được sắp xếp tuần tự theo 12 con giáp, mỗi năm đều có bài thơ, một quẻ, chủ yếu dự báo tình hình mùa màng canh tác và thời vận trong năm. Địa Mẫu Kinh còn có đề cập tới một số thời đại cổ xưa như Ngô, Sở, Lương, Tống...

Địa Mẫu Kinh dự ngôn về năm Canh Tý 2020:

Thơ:
"Thái Tuế năm Canh Tý, nhân dân nhiều đột tử.
Xuân Hạ nước ngập tràn, thu đông nhiều đói khát.
Ruộng cao còn một nửa, lúa mùa chẳng thể gặt.
Vùng Tần Hoài lưu lạc, Ngô Sở lắm cướp đoạt.
Lá dâu chờ sau rẻ, mẹ tằm ý chẳng vui.
Thấy tằm không thấy tơ, uổng công lao chăm chút."

(Nguyên văn:

"Thái tuế canh tý niên, nhân dân đa bạo tuất,
Xuân hạ thủy yểm lưu, thu đông đa cơ khát,
Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát,
Tần Hoài túc lưu đãng, Ngô Sở đa kiếp đoạt,
Tang diệp tu hậu tiện, tàm nương tình bất duyệt,
Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết.")

Quẻ:
Tin chuột dữ đầu năm, nặng nhẹ nhiều thiên lệch.
Nhìn thêm vào mùa đông, đầu non thành khu mộ.
(Nguyên văn:

Thử hao xuất đầu niên, cao đê đa thiên pha,
Cánh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền.)
(Theo: cohoc.vn)

Hai câu đầu là chỉ niên vận của cả năm Canh Tý 2020, người dân chết đột ngột, hơn nữa số lượng lại rất nhiều. Hai câu sau chỉ rõ khu vực bị tai hoạ nghiêm trọng là Ngô Sở và Tần Hoài. Tần Hoài trong thơ cổ không phải là khu vực sông Tần Hoài ở Nam Kinh. Sông Tần Hoài khi xưa có tên là Long Tàng Phổ, sau khi nhà thơ Đỗ Mục thời nhà Đường viết bài thơ Bạc Tần Hoài, mọi người mới dần quen thuộc con sông này với cái tên Tần Hoài. Giao thời giữa Tần Hán, Hoài chỉ Hoài Hà, Tần Hoài chỉ Hoài Hà và Tần Lĩnh, là ranh giới phân chia nông nghiệp hai phía nam bắc Trung Quốc. Hoài Hà chảy qua bốn tỉnh: Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy, Giang Tô. Theo nghĩa hẹp thì Tần Lĩnh là chỉ vùng núi nằm giữa phía nam Thiểm Tây cùng với Vệ Hà, Hán Thủy. Còn hiểu rộng hơn, nó là chỉ dãy núi phân chia khu vực hai sông Hoàng Hà và Trường Giang.

Ngô Sở ở đây là chỉ vùng đất nước Ngô, nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc. Phía bắc nước Sở đến Tần Lĩnh, phía nam đến Hoài Hà, phía nam ngày này là đến Ngũ Lĩnh, phía tây đến núi Đại Ba Sơn, phía đông chạy ra biển lớn. Nước Ngô là vùng hạ lưu sông Trường Giang ngày nay. Khởi nguồn bệnh dịch viêm phổi ở Vũ Hán Trung Quốc, nơi ảnh hưởng nặng nề nhất là các vùng Ôn châu, Hàng Châu, Thượng Hải… thuộc vùng Tần Hoài Ngô Sở khi xưa.

Vậy nguyên nhân “nhân dân đa bạo tuất”, người dân chết đột ngột rất nhiều là gì? Trong thơ có viết, nguyên nhân liên quan đến nước, nạn đói, hạn hán, cướp bóc. 

Mực nước sông Hoài ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc tăng cao
Mực nước sông Hoài ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc tăng cao (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)

Xuân Hạ thường có lũ lụt, phải lưu ý đến mực nước sông Tần Hoài. Theo ghi chép trong 530 năm trở lại đây, nước sông Hoài đã gây ra 131 lần lũ lụt, trong đó lũ lớn bình quân 3 năm 1 lần, đặc biệt vào mùa mưa rất dễ xảy ra ngập úng. Ngoài ra, đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang trong khu vực Tần Hoài Sở gần đây có dấu hiệu bị biến dạng, con đập không chắc chắn. Xét theo một khía cạnh khác, đại dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan qua nước bọt, dịch bắn ra ngoài, đều liên quan đến nước. Người dân ở trong vùng ổ dịch đại đa số đều bị cách ly, bị “lưu lạc” ở nơi làm việc, nơi cư trú, không chốn dung thân. 

Trong thơ còn dự ngôn “thu đông đa cơ khát”, nạn đói còn xuất hiện vào nửa năm còn lại.  

“Tang diệp tu hậu tiện, tàm nương tình bất duyệt,

Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết” 

Đoạn thời gian này, các ngành nghề công tác đình trệ khó khôi phục lại được kinh doanh sản xuất, người dân khó kiếm kế sinh nhai. 

Ngay từ đầu năm Canh Tý, Vũ Hán là thành phố đầu tiên bị phong tỏa, sau đó lan rộng ra các vùng khác, hoạt động sản xuất kinh tế bị đình trệ. Toàn bộ vụ mùa xuân đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mùa màng gặp khó khăn, tất yếu vụ mùa thu khi thu hoạch sẽ bị ảnh hưởng. Thêm lên nạn châu chấu, sâu bọ hoành hành, vụ mùa thu đông càng có nguy cơ bị thất thu. Nếu xuất hiện nạn lũ lụt thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Trong thơ có dự ngôn rằng, tính mạng và đời sống của người dân vùng Tần Hoài và Ngô Sở sẽ gặp nguy hiểm. Nhìn từ thực tế, ba tỉnh vùng Đông Bắc của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tỉnh Cát Lâm xuất hiện sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, sự việc xem ra còn đi xa hơn cả lời dự ngôn trong Địa Mẫu Kinh.

Nhìn từ thực tế, ba tỉnh vùng Đông Bắc của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tỉnh Cát Lâm xuất hiện sự bùng phát trở lại của dịch bệnh
Nhìn từ thực tế, ba tỉnh vùng Đông Bắc của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tỉnh Cát Lâm xuất hiện sự bùng phát trở lại của dịch bệnh. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Vậy, vận hạn năm 2020 sẽ còn nghiêm trọng tới đâu? Quẻ dự ngôn trong Địa Mẫu Kinh viết: “Cánh khán tam đông lý, sơn đầu khởi mộ điền”. Đến tam đông, cũng chính là nói toàn bộ mùa đông, sơn đầu khởi mộ điền, trên đồi đều là mộ, ngụ ý người chết sẽ rất nhiều. Có thể thấy rằng tình hình tai họa xảy ra vào nửa đầu năm xuân hè vẫn chưa phải là nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, quẻ còn viết: “Thử hao xuất đầu niên, cao đê đa thiên pha”, cũng chính là nói chuột sẽ đem đến bệnh dịch hạch hoặc xuất hiện những tổn hại khác rất ghê gớm. Hiện tại, ở các vùng như Nội Mông Cổ, Cam Túc… đều đang bùng phát bệnh dịch hạch. 

Thời gian chấm dứt dịch bệnh?

Theo như những ghi chép trong dự ngôn chúng ta có thể thấy, hy vọng tai hoạ kết thúc trong năm 2020 là không thể. Dự ngôn năm 2021 trong Địa Mẫu Kinh có thể sẽ cho chúng ta lời giải đáp.  

Địa Mẫu Kinh dự ngôn năm Tân Sửu 2021:

Thơ:
"Thái tuế năm Tân Sửu, bệnh dịch đến không ngừng,
Đất Ngô dâu gai tốt, đất Sở gạo mì lên,
Xuân hạ mưa gió tốt, thu đông thu trăm phần,
Lá chồi dâu tốt tươi, mẹ tằm tự hân hoan,
Nhân dân hết bệnh dịch, lục súc bệnh tự rút,"

(Nguyên văn:
Thái tuế tân sửu niên, tật bệnh sảo phân phân.
Ngô việt tang ma hảo, kinh sở mễ mạch trăn.
Xuân hạ quân cam vũ, thu đông đắc thập phân.
Tang diệp thụ đầu tú, tằm cô tự hoan hân.
Nhân dân tiệm tô tức, lục súc chướng thuân tuần).

Quẻ:
"Năm Tân Sửu trâu phía trước, quả thật rất đáng thương,
Nhân dân lưu một nửa, mừng vui ruộng vườn tốt."
(Nguyên văn Quẻ viết:
Tân sửu ngưu vi thủ, cao đê thậm khả linh,
Nhân dân lưu nhất bán, khoái hoạt hảo tang điền).

Thái tuế tân sửu niên, tật bệnh sảo phân phân”, ngụ ý rằng sang năm sau bệnh dịch sẽ đến không dừng. Qua một đoạn thời gian, “Kinh Sở mễ mạch trân”, mùa màng sẽ dần tốt trở lại. “Nhân dân tiệm tô tức, lục súc chướng thuân tuần”, sau khi con người dần dần thoát ra khỏi dịch bệnh, dịch bệnh trên lục súc cũng dần dần giảm thiểu. Điều đáng kinh ngạc là dự ngôn số người chết trong năm sửu lên tới con số hơn một nửa số người toàn thế giới, con người trên thế gian lâm vào cảnh đất trời ly biệt, người được lưu lại quả là, “Khoái hoạt hảo tang điền”, vui mừng khôn xiết.

Tại sao một nửa số người này lại được giữ lại?
Tại sao một nửa số người này lại được giữ lại? (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Nếu thiên tai dịch họa trầm trọng như trong Địa Mẫu Kinh đã dự báo thì một nửa số người còn sống sẽ là những người nào? Tại sao một nửa số người này lại được giữ lại? Trong đại họa lớn mà thoát qua được chứng tỏ đó không phải là điều ngẫu nhiên. Theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, dịch bệnh là do Thần ôn dịch gây ra, Thần ôn dịch là vị Thần có mắt, là người diệt trừ cái ác. 

>> Lưu Bá Ôn bia ký triều Minh đã thấy trước đại dịch Vũ Hán và chỉ ra con đường thoát nạn

Trong vòng một, hai thế kỷ trở lại đây, “thuyết vô thần” quả thực là ngụy khoa học, đầu độc con người, khiến người ta mất đi sức mạnh đạo đức vốn có trong mình, từ đó không tin vào khái niệm ác giả ác báo, không tin có nhân quả Thần linh, phóng túng bản thân khiến đạo đức xã hội ngày trượt dốc nghìn dặm. Dự ngôn được người xưa lưu lại cho chúng ta, với hy vọng con cháu đời sau mau tìm về tín ngưỡng niềm tin của bản thân, cầu xin Thần Phật mở một lối thoát, bước trên con đường thiện lương mà đắc được cơ hội cứu độ, để bản thân trở thành một trong số nửa phần sống sót còn lại của địa cầu. 

Anh Kỳ - Đăng theo NTDVN

Bài liên quan:

>> Cậu bé chiêm tinh Abhigya dự đoán chính xác về dịch viêm phổi Vũ Hán

>> Thiên cơ nào ẩn sau các lời tiên tri trong lịch sử

>> Cao tăng Tuyên Hóa Thượng Nhân dự ngôn: "kiếp nạn đại dịch khiến một nửa nhân loại nhiễm bệnh"

>> Thầy đạo Do Thái: "Sắp xuất hiện dịch bệnh còn nguy hiểm hơn cả viêm phổi Vũ Hán"

>> Giáo sĩ Do Thái cảnh báo  sẽ có một loại virus gây tử vong cao hơn cả viêm phổi Vũ Hán

>> Dịch khởi bên sông Tý Sửu - Đại ôn dịch trong các dự ngôn

>> Thầy mệnh lý Đài Loan: Năm nay sẽ có 4 trận dịch bùng phát

>> Lý giải chân ngôn cứu mạng trong đại dịch

>> Video: Thiên cơ nào ẩn sau các lời tiên tri

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP