Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus

Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus

Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus

Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus

Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus
Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus
Thứ sáu, 29-03-2024 19:33, (GMT+07:00)
Đóng cửa trong nhà cũng không thể miễn dịch, nỗi sợ hãi còn nguy hiểm hơn virus
12-08-2020 16:11

Dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành khắp nơi trên thế giới và đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người. Giải pháp mà nhiều nơi đưa ra là phong tỏa khu dân cư và thành phố, nhưng nhìn vào tình hình thực tế thì biện pháp này chưa hẳn đã phát huy tác dụng.

 

Sợ hãi dẫn đến bi quan, cách ly khiến người ta ức chế. Giữa đại dịch virus Vũ Hán, làm gì để nỗi sợ hãi không kiểm soát cuộc sống của chúng ta? (Ảnh: FB)

Một ngày tháng 7, khi tôi đi làm về thì thấy một chiếc xe tải đậu trước cổng nhà hàng xóm. Hai người đàn ông đang khiêng một chiếc thùng lớn từ trên xe tải xuống. Người hàng xóm nhìn thấy tôi và cười nói: “Cuối cùng đã tới rồi!”

 

Tôi hiểu rằng cô ấy đang nói tới chiếc tủ đông lạnh mà cô đã mua vào tháng 4 cuối cùng đã được đưa đến.

Vào đầu tháng 4, vì dịch bệnh lây lan, người hàng xóm muốn dự trữ nhiều thực phẩm một chút nên đã mua một chiếc tủ đông âm sâu của công ty Home Depot. Nhà sản xuất đã thông báo với cô rằng phải đến tháng 7 mới có thể giao hàng. Nhưng đến tháng 7 nhà sản xuất lại nói, do nhu cầu tăng cao nên dây chuyền đã hoạt động hết công suất, phải nửa tháng nữa mới có hàng.

Nhìn thấy hai người thanh niên trẻ đang di chuyển tủ lạnh, một suy nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi, chính là sức khỏe và sự an toàn của họ. Bởi vì mỗi ngày họ đều phải đi vào từng ngôi nhà nên sẽ rất dễ bị nhiễm virus, thế là tôi đi bộ đến trước nhà để xe của người hàng xóm và trò chuyện với hai người trẻ tuổi này.

“Công việc kinh doanh của các anh thế nào?” Tôi hỏi.

“Rất bận rộn, từ tháng ba trở đi chưa bao giờ được nghỉ”. Người đàn ông cao lớn đáp.

Tôi lại hỏi: “Ngày nào các anh cũng phải đi rất nhiều nhà, các anh không sợ virus sao?” 

“Mỗi ngày chúng tôi phải đi đến bảy hoặc tám ngôi nhà. Lúc đầu chúng tôi rất lo lắng nhưng bây giờ chúng tôi không còn sợ nữa”, một người khác nói. “Chúng tôi chú ý đến vệ sinh và rửa tay thường xuyên”.

Tôi nhìn hai người họ, thấy mỗi người chỉ đeo một chiếc khẩu trang giấy rất mỏng, không găng tay cũng không kính bảo hộ. Có thể nói, lắp đặt thiết bị điện cho khách hàng của Home Depot là công việc kinh doanh, và cũng là nguồn thu nhập kinh tế để nuôi sống gia đình họ sống qua ngày. Công việc này quan trọng đối với họ như vậy, họ phải giữ gìn sức khỏe mới có thể tiếp tục làm việc và chỉ khi tiếp tục làm việc thì họ mới có cơm ăn. 

Nghĩ lại, trong suốt đợt dịch, họ vẫn luôn đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, đi vào các hộ gia đình khác nhau để lắp đặt thiết bị điện, vẫn tiếp xúc với mọi người nhưng không bị lây bệnh. Việc làm của họ trái ngược với việc phòng dịch đóng cửa ở trong nhà. Họ đã chiến thắng nỗi sợ hãi, vì để có thể tiếp tục làm việc và cũng vì người khác mà cung cấp dịch vụ thiết yếu.

Cùng lúc đó, tôi nghĩ đến các trung tâm chăm sóc người già, và nghĩ đến những người già không bước chân ra khỏi nhà kia.

Vào đầu tháng 4, dịch bệnh trở nên trầm trọng. Mỗi khi màn đêm buông xuống, tiếng còi của xe cấp cứu và xe cảnh sát vang lên khắp nơi. Có mấy đêm tiếng còi báo động làm chói cả tai tôi, Khi đó, tôi lo sợ rằng trên đường phố xung quanh đã có rất nhiều người bị nhiễm bệnh. Sau khi kiểm tra báo cáo dịch bệnh, tôi mới biết rằng có một trung tâm chăm sóc người cao tuổi cách không xa nơi ở của tôi. Cứ mỗi một ngày trong tháng 4, số người nhiễm bệnh tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi này đều tăng lên, nhân viên công tác bị nhiễm gần chục người, người cao tuổi có gần 40 người mắc và 18 người đã tử vong ở đó.

Hầu hết người già trong trung tâm dưỡng lão không có khả năng tự chăm sóc bản thân, mỗi ngày họ chỉ đi đi lại lại giữa căng tin của trung tâm dưỡng lão và trung tâm hoạt động, thậm chí có người còn không ra khỏi phòng của mình. Nhưng không ra khỏi cửa thì lại bị nhiễm bệnh, vậy là có người đã mang virus đến trung tâm dưỡng lão. 

Theo cách thông thường, có hai loại người đã mang virus đến trung tâm dưỡng lão. Một là nhân viên công tác, hai là người thân đến thăm các cụ. Các nhân viên làm việc 8 giờ một ngày và về nhà sau khi hết giờ làm. Thời gian mà họ ở nhà sẽ gấp ít nhất là một lần rưỡi đến hai lần so với thời gian ở trung tâm dưỡng lão. Như vậy xác suất các thành viên trong gia đình họ bị nhiễm bệnh phải cao hơn ít nhất một lần rưỡi đến hai lần so với người cao tuổi trong trung tâm. 

Con cháu của các cụ thường đến thăm vào cuối tuần và những người này làm việc tại nơi làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nếu họ mang theo virus thì đáng lẽ phải lây nhiễm cho nhiều người hơn trong vòng năm ngày làm việc rồi. Nhưng kết quả không phải như vậy, nhân viên công tác và con cháu họ ít nhiễm bệnh hơn, ngược lại người già lại bị nhiễm nhiều hơn.

Những người không bước chân ra khỏi nhà bị nhiễm dịch nhiều hơn

Thế nhưng mọi người đã không nhận ra điểm này. Đầu đợt dịch, ai cũng mang tâm lý sợ virus. Vì để đạt được cái gọi là không ra khỏi nhà, mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến. Mỗi một loại thực phẩm mua về đều được lau bằng khăn giấy khử trùng rồi mới dám cho vào tủ lạnh. 

Mỗi lần ra ngoài, đều đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ, từ bên ngoài trở về nhà lại dùng nước khử trùng, rượu cồn để lau tất cả các vật dụng quần áo một lần, sau đó giặt, rửa ở nhiệt độ cao. Mọi người đang sống trong sợ hãi.

Vì sợ hãi nên núp ở trong nhà không ra ngoài, cảm thấy chán nản, hụt hẫng, áp lực. Ngay cả khi ra công viên đi dạo, cũng lo lắng có virus lơ lửng trong không khí. Nỗi sợ hãi bao trùm mọi thời khắc trong cuộc sống.

Sợ hãi dẫn đến bi quan, cách ly khiến người ta ức chế, ngày này qua ngày khác, nỗi sợ hãi khiến người ta chán ăn và giảm sức đề kháng. Ở trong nhà không vận động có thể dẫn đến mất ngủ và ảnh hưởng đến chức năng tim, lâu ngày nỗi sợ hãi sẽ gây ra các loại bệnh khác nhau.

Sự ngăn cách trong nỗi sợ hãi cản trở sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ em, tác động tiêu cực của nó sẽ còn kéo dài về sau. Những thanh thiếu niên chưa trưởng thành không thể kiểm soát nỗi sợ hãi với tâm trạng suy sụp, số lượng người lạm dụng ma túy và tự tử ngày càng tăng.

Vì sợ hãi mà tiếp tục phong tỏa xã hội và đóng cửa doanh nghiệp, người dân bị cắt đứt hoàn toàn nguồn kinh tế và tăng gánh nặng tâm lý, ngoài việc không có gì để làm, áp lực tâm lý tiêu cực sẽ không có nơi nào để trút bỏ, từ đó sinh ra nhiều bạo lực trong và ngoài gia đình hơn.

Để có tinh thần khỏe mạnh, không thể để nỗi sợ hãi chi phối cuộc sống của mình; chúng ta phải khôi phục cuộc sống bình thường – làm việc, học tập, mua sắm, tập thể dục, nghỉ dưỡng …

Khi tôi bước vào cửa hàng thực phẩm, trong lúc lựa chọn thực phẩm, tôi đã quên đi nỗi sợ hãi, khi bước vào Wal-Mart để mua sắm, tôi nhìn thấy những nhân viên công tác lớn tuổi khoảng 60-70 tuổi, bản thân họ thuộc về nhóm người có nguy cơ cao, nhưng họ vẫn làm việc. Tôi khâm phục sự dũng cảm của họ và cũng có thêm niềm tin. 

Khi bước vào văn phòng làm việc với đồng nghiệp, chúng tôi cùng làm việc với nhau, tận hưởng niềm vui trong công việc và quên đi sự phiền muộn. Bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm của các đồng nghiệp Mỹ khi đối mặt với đại dịch là hình mẫu của tôi và cũng là động lực để tôi vượt qua nỗi sợ hãi.

Vào cuối tháng 4, bang New York đã tiến hành một cuộc điều tra đối với các bệnh nhân nằm viện, kết quả khảo sát cho thấy 66% bệnh nhân nằm viện căn bản là không bước chân ra khỏi nhà! Từ số liệu này có thể thấy, xác suất nhiễm bệnh mà không đi ra ngoài lại cao hơn so với những người đi ra ngoài. Chẳng trách sau khi đọc dữ liệu này, Thống đốc New York Cuomo đã nói: “Tôi cảm thấy sốc!” Nói cách khác, ông đã đóng cửa thành phố từ nửa cuối tháng Ba, mà người ta vẫn bị nhiễm bệnh cao hơn khi không ra khỏi nhà.

Cho nên, tình hình thực tế là virus đã tồn tại từ lâu và có mặt khắp mọi nơi. Ở trong nhà không ra ngoài cũng không tránh khỏi bị nhiễm dịch.

Hồi đầu tháng 7, một người bạn Mỹ gọi điện tới cho tôi, mong tìm được một giáo viên dạy tiếng Trung cho con gái, Tôi hỏi cô ấy: “Để người ngoài đến nhà, cô không sợ virus sao?” Cô ấy nói: “Chúng tôi đã quyết định không để nỗi sợ hãi kiểm soát cuộc sống của mình. Chúng tôi đi nghỉ trước. Sau khi đi nghỉ về, tôi hy vọng cô có thể đến dạy.” Cô nói thêm: “Nếu cô yêu cầu đeo khẩu trang, tôi sẽ để con gái mình đeo khẩu trang”.

Người bạn này đã nói rất hay rằng: Quyết không để nỗi sợ hãi kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Virus thật đáng sợ, nhưng nỗi sợ hãi virus đã phá hủy sự vận hành và cuộc sống bình thường của xã hội. Kinh nghiệm sống trong năm tháng qua đã dạy chúng tôi rằng, vượt qua nỗi sợ hãi, không tiếp tục phong tỏa xã hội, sinh hoạt bình thường mới là lối thoát duy nhất. 

Như Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã nói: “Chúng tôi tin rằng nếu các bạn làm được 5 điều dưới đây, thì hiệu quả chúng ta đạt được cũng tương đương với việc đóng cửa hoàn toàn quốc gia này. Kết quả là tương tự.” Và 5 điều mà ông nói đến là: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã giao, giữ vệ sinh tay, cảnh giác với việc tụ họp, tránh xa các quán bar và nhà hàng đông đúc. 

Chú ý đến virus, làm tốt vệ sinh cá nhân, giữ khoảng cách xã hội. Vượt qua nỗi sợ hãi và sống một cách lành mạnh. Có thể đây mới là cách giúp chúng ta chống chọi với trận đại ôn dịch đang hoành hành khắp thế giới này.

Tác giả: Giai Nguyệt

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)

Đăng theo Tinh Hoa

 
 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP