Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ

Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ

Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ

Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ

Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ
Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ
Thứ sáu, 29-03-2024 18:35, (GMT+07:00)
Cộng đồng y tế đang “làm ngơ” trước nạn cưỡng bức thu hoạch tạng tại TQ
31-10-2020 18:47

Vào năm 2019, tòa án độc lập tại Anh sau một năm điều tra đã kết luận rằng không có gì phải nghi ngờ, chế độ cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm đã giết chết các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, để lấy nội tạng của họ. Tòa án cho biết việc này đã và đang xảy ra “trên diện rộng,” và tiếp tục cho đến ngày này. 

Một trong những bệnh nhân đầu tiên của Tiến sĩ Alexander Toledo, bác sĩ phẫu thuật cấy ghép vùng bụng thuộc Trung tâm Y tế UNC, là một bà mẹ ba con 41 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.

Hy vọng sống sót duy nhất của người phụ nữ này là ghép gan. Tuy nhiên, điều này không khả thi bởi vì bà không đáp ứng các tiêu chí cấy ghép. Một số trung tâm y tế khác cũng đã xác nhận điều này. Trong khi đó, các phương pháp điều trị không dùng thuốc chỉ có thể kéo dài cuộc sống của bà từ sáu đến chín tháng.

Tuy nhiên, hai tháng sau, người phụ nữ quay lại phòng khám với lá gan mới. Bà đã bay từ Bắc Carolina đến Trung Quốc để tiến hành cấy ghép.

Bác sĩ Toledo đã nhắc lại trường hợp xảy ra vào năm 2008 này trong một hội thảo trực tuyến do Trung tâm Đạo đức Sinh học của Đại học Bắc Carolina (UNC) tổ chức vào ngày 26/10. Ông nói: “Về cơ bản, bà ấy đã được cấy ghép gan theo yêu cầu. Tất nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là nguồn gốc của nội tạng cấy ghép.”

Ông cho biết trong các quy trình y tế thông thường, nguồn cung chính cho việc ghép gan là người hiến tạng đã qua đời, hoặc trong một số trường hợp là một người hiến tạng còn sống. Tuy nhiên, trong trường hợp ghép gan của người phụ nữ này tại Trung Quốc, “không có thông tin rõ ràng nào về người hiến tạng được cung cấp cho gia đình bà ấy, ngoài thông tin là người hiến tạng còn trẻ và khỏe mạnh.”

Thông tin bí ẩn này đã khiến ông Toledo bắt đầu tiến hành tìm hiểu. Ông đã tìm thấy các bằng chứng đáng lo ngại  cho thấy chế độ cộng sản Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm để bán trên thị trường cấy ghép.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc không có chương trình hiến tặng nội tạng chính thức và nói rằng các nội tạng dùng cho việc cấy ghép đến từ tử tù. Tuy nhiên, các cuộc điều tra đã phát hiện sự thật rằng các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, đã bị chính quyền Trung Quốc giết chết để lấy nội tạng.

Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định cùng với các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc vào những năm 1990. Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc, vào năm 1999,  có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người Trung Quốc tham gia tập luyện môn này. Cho rằng đây là mối đe dọa, Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1999 đã phát động chiến dịch đàn áp tàn bạo trên diện rộng đối với các học viên Pháp Luân Công. Trung tâm Pháp Luân Đại Pháp ước tính trong hơn hai thập kỷ qua, đã có hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt vào các trại lao động cưỡng bức, nhà tù, trung tâm giam giữ, và trung tâm tẩy não, nơi họ thường bị tra tấn.

Vào năm 2019, tòa án độc lập tại Anh sau một năm điều tra đã kết luận rằng không có gì phải nghi ngờ, chế độ cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm đã giết chết các tù nhân lương tâm, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, để lấy nội tạng của họ. Tòa án cho biết việc này đã và đang xảy ra “trên diện rộng,” và tiếp tục cho đến ngày này. 

Vào năm 2015, chính phủ Trung Quốc mới thành lập chương trình hiến tặng nội tạng và tuyên bố họ đã dừng sử dụng nội tạng của các tử tù.

Ông Toledo cho biết mặc dù nhiều phát hiện và bằng chứng rõ ràng về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được đưa ra trong nhiều năm, nhưng cộng đồng y tế và quốc tế “tiếp tục lưỡng lự để đưa ra phản ứng đối với vấn đề này.”

Ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế Canada đã dành hơn một thập kỷ nghiên cứu về nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc, nói trong hội thảo rằng cộng đồng cấy ghép quốc tế đã không có hành động cụ thể đối với vấn đề này.

Ông nói rằng cộng đồng y tế đang đối mặt với “hai thực tế.” Thực tế thứ nhất là việc giết các tù nhân lương tâm trên quy mô lớn tại Trung Quốc để lấy nội tạng của họ, và “thực tế thứ hai là có quá nhiều người trong ngành cấy ghép toàn cầu quyết định nhắm mắt làm ngơ trước thực tế thứ nhất.”

Ông Matas nói thêm rằng chỉ có “một thiểu số nhỏ các chuyên gia cấy ghép trên toàn cầu sẵn sàng đứng lên chống lại việc cấy ghép tạng phi pháp tại Trung Quốc.”

Ông cho biết một số người trong cộng đồng cấy ghép toàn cầu đã “hoàn toàn tin tưởng những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ” bằng cách lặp lại mà không cần suy nghĩ về những luận điểm của ĐCSTQ nhằm phủ nhận các bằng chứng về việc thu hoạch nội tạng quy mô lớn.

Ông nói: “Họ đã lặp lại luận điệu của ĐCSTQ rằng nghiên cứu này không thể kiểm chứng, mặc dù nó vừa có thể kiểm chứng được vừa có thể xác minh được.”

Ví dụ, một hội nghị năm 2017 về buôn bán nội tạng quốc tế và du lịch cấy ghép do Học viện Khoa học Giáo hoàng của Vatican tổ chức đã gây ra tranh cãi khi mời Tiến sĩ Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu), khi đó đang là lãnh đạo cơ quan cấy ghép của chế độ cộng sản Trung Quốc. Trước những phản đối về việc mời ông Hoàng, người luôn bác bỏ việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Trung Quốc, hiệu trưởng của học viện đã nói vào thời điểm đó rằng hội nghị là “hoạt động học thuật, chứ không phải là sự tái diễn của những cáo buộc chính trị gây tranh cãi.”

Trong khi đó, những người nghiên cứu về việc lạm dụng cấy ghép tại Trung Quốc không được mời tham dự hội nghị.

Ông Matas cho biết giới lãnh đạo của Hiệp hội Cấy ghép và các cơ quan cấy ghép quốc gia cần thay đổi quan điểm của họ về vấn đề này và lên tiếng chống lại hành động cấy ghép bất lương của chế độ cộng sản Trung Quốc, đồng thời họ nên đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức để đảm bảo các chuyên gia y tế nước ngoài không đồng lõa với những hành động bất lương này.

Ông đề xuất 12 tiêu chuẩn, bao gồm việc các bác sĩ không được chuyển các bệnh nhân cấy ghép sang các nước khác để phẫu thuật trừ khi họ có thể chắc chắn rằng người hiến tạng tự nguyện đồng ý, và các nghiên cứu liên quan đến người nhận nội tạng từ tù nhân lương tâm không được chấp nhận để trình bày hay xuất bản.

Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện rằng hơn 400 bài báo nghiên cứu về cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc đã được xuất bản trên các tạp chí được bình duyệt bằng tiếng Anh từ năm 2000 đến 2017 có thể liên quan đến việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm. Các nghiên cứu của Trung Quốc này đã không báo cáo liệu những người hiến tạng có đồng ý hay không, có vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức hay không.

VIDEO - KÝ ỨC THU HOẠCH TẠNG SỐNG KINH HOÀNG CỦA MỘT SINH VIÊN Y KHOA THỰC TẬP

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP