Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu

Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu

Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu

Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu

Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu
Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu
Thứ sáu, 03-05-2024 06:20, (GMT+07:00)
Chuyên gia: Ông Trump tự nguyện làm “chuột bạch”, cuộc chiến sắp bắt đầu
07-10-2020 09:36

Chỉ cần 4 ngày vắng mặt đi điều trị bệnh, ông Trump đã khiến nhiều điều được bộc lộ, có thể góp phần thay đổi thế cuộc.

 

Tổng thống Mỹ Trump đã chính thức xuất viện từ Trung tâm Y tế Walter Reed vào chiều ngày 5/10, lúc 6h30 chiều theo giờ miền Đông, và trở về Nhà Trắng trên chiếc trực thăng của Thủy quân lục chiến số 1.

Mặc dù bản thân ông Trump đã đưa ra thông báo trên Twitter từ trước , nhưng tin tức này vẫn đang rất nóng, bởi một ông già hơn 74 tuổi đã được xuất viện chỉ trong 4 ngày sau khi bị nhiễm virus Vũ Hán, điều này gây sốc về mọi mặt. Đó là điều vô cùng bất thường, chưa kể ông già này lại là tổng thống của siêu cường số một thế giới.

Trong 4 ngày này, không quá lời khi nói rằng Trump luôn là trung tâm của thế giới. Những người ủng hộ hoặc chỉ trích ông ấy đều không ngừng nói về ông.

Chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Tang Jingyuan có bài viết trên Epoch Times về vấn đề này như sau:

Ông Trump tự nguyện trở thành “chuột bạch”, phản bác thành công Hoa Xuân Oánh

Việc ông Trump xuất viện không chỉ khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng 466 điểm, mà còn khiến giá cổ phiếu của Gilead Sciences và Regeneron tăng mạnh. Bởi việc điều trị của ông Trump đã diễn ra suôn sẻ, nó chủ yếu dựa vào remdesivir, dexamethasone, Regeneron và ông Trump giống như đã chạy một quảng cáo cho những loại thuốc này tới toàn thế giới.

Nói đến thuốc của ông Trump, phải kể đến Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà Oánh đã tweet ngày 4/10 rằng: “Tôi hy vọng tất cả các bệnh nhân Mỹ sẽ nhận được sự điều trị tốt nhất như của tổng thống”.

Do đó, người Trung Quốc đã nói: “Tôi hy vọng người Trung Quốc có thể được chăm sóc y tế như Tập Cận Bình, đồng thời có được quyền tự do ngôn luận như người Mỹ”.

Trên thực tế, lời nhận xét của Hoa Xuân Oánh là điển hình của việc “không quan tâm đến tuyết trước cửa nhà mình, mà quan tâm đến sương giá của người khác”. Goethe từng nói: “Khi con người ta trở nên thực sự thấp kém, sẽ không có thú vui nào khác ngoài việc hài lòng với nỗi bất hạnh của người khác”.

Người Trung Quốc đã ăn mừng khi thấy Trump và vô số người Mỹ bị nhiễm virus chết người, thậm chí họ còn đánh chiêng trống và treo các biểu ngữ lớn để chúc mừng; một khi thấy ông Trump bình phục, lại khó chịu, trong lòng thấy không thoải mái đành nói mấy câu tỏ vẻ thương cảm dân Mỹ vì không được chăm sóc tốt như tổng thống của họ.

Trên thực tế, ai cũng biết thuốc ông Trump sử dụng là thuốc remdesivir, dexamethasone, và liệu pháp kháng thể trung hòa. Remdesivir từ lâu đã trở thành một tiêu chuẩn để điều trị sớm trong đại dịch Vũ Hán. Còn dexamethasone là một loại thuốc kích thích tố cổ điển, được bán trên thị trường với giá 2,9 nhân dân tệ (khoảng 10.000 đồng) một hộp.

Loại duy nhất có thể được mô tả như một loại thuốc mới là liệu pháp kháng thể trung hòa Regeneron. Tuy nhiên, liệu pháp hỗn hợp này thực tế chưa được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) Hoa Kỳ chấp thuận, ông Trump đã sử dụng liệu pháp mới này theo chế độ dùng thuốc giải cảm, và rủi ro khi sử dụng thuốc là ông phải tự gánh chịu.

Nói cách khác, Trump tự nguyện hành động như chuột bạch trên cương vị tổng thống của mình, chấp nhận rủi ro để mở đường. Và điều trị này cũng đã được chứng thực bởi những người Mỹ bình thường. Khi bệnh nhân đầu tiên được xác nhận ở Hoa Kỳ đang được điều trị, anh ta cũng sử dụng Remdesivir, thuốc chưa được FDA chấp thuận vào thời điểm đó, như một “loại thuốc giải cảm”.

Ông Trump nôn nóng xuất viện vì mong muốn trừng phạt ĐCSTQ?

Tất nhiên, dưới gốc độ của nghề y, việc ông Trump xuất viện không phải là chính sách tốt nhất, bởi vì ngay cả khi kế hoạch điều trị rất hiệu quả, ông Trump đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất viện của bác sĩ, chẳng hạn như các triệu chứng đã hết, nhiệt độ cơ thể bình thường, xét nghiệm virus âm tín… Nhưng về mặt lý thuyết, ông vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của căn bệnh. Vẫn cần tiếp tục cách ly và theo dõi uống thuốc.

Nói cách khác, ông Trump có thể lựa chọn ở lại bệnh viện thêm vài ngày và đợi tình hình ổn định rồi mới xuất viện sẽ không ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của ông. Hơn nữa, như chuyên gia Tang Jingyuan đã phân tích trong các chương trình trước đây, việc nhập viện của Trump thực sự có lợi cho cuộc bầu cử của ông ấy.

Ông Trump háo hức xuất viện vì nhiều lý do như yếu tố bầu cử, yếu tố công việc, yếu tố truyền thông,… nhưng Tang Jingyuan nghĩ một trong những yếu tố quan trọng nhất là vì ĐCSTQ.

Cuộc chiến chống ĐCSTQ chỉ chờ nổ súng

Khi Trump bắt đầu ốm, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu ngay lập tức tweet và chế nhạo Trump vì đã phải trả giá. Tuyên bố này rõ ràng đã không đáp ứng được định hướng của lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, bởi sau đó Hồ Tích Tiến đã nhanh chóng xóa tweet này và đăng lại một tweet của Hoa Xuân Oánh như một biện pháp khắc phục.

Nhưng toan tính nhỏ này đã không thành công, dòng tweet của ông vẫn nhanh chóng trở thành tiêu đề của hãng truyền thông Mỹ Fox News. Khi người dẫn chương trình đăng dòng tweet này, ông ngay lập tức hỏi Hạ nghị sĩ Cộng hòa Devin Nunes: “Xin lỗi, Hạ nghị sĩ và các đồng nghiệp khác, vấn đề này nên được xử lý như thế nào?” Kết quả là Nunes thẳng thắn trả lời: “Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm”.

Trên thực tế, lần này ĐCSTQ cố tình thao túng dư luận trong nước, vốn từ lâu đã vượt ra khỏi phạm vi nội chiến của ngôn từ. Người Mỹ thường tin rằng đây không chỉ là một sự xúc phạm và tấn công Hoa Kỳ, mà còn là một hành động can thiệp thực chất vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Dòng tweet của Hồ Tích Tiến trở thành đại diện tiêu biểu cho lời nói căm thù trực tuyến của đại lục.

Không rõ liệu ông Trump có xem tweet của Hồ Tích Tiến hay không, nhưng phản ứng của hầu hết tất cả giới tinh hoa chính trị Mỹ đã xem tin tức này đều nhất quán một cách đáng ngạc nhiên:

Blair Brandt, chủ tịch ủy ban gây quỹ chiến dịch Trump của Florida, đã tweet một số tweet, thúc giục hành động bắt buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về sự lây nhiễm của tổng thống, nói rằng: “ĐCSTQ đã thực hiện một cuộc tấn công sinh học đối với tổng thống của chúng tôi. Tổng thống Trump phải có hành động ngay lập tức chống lại Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Thượng nghị sĩ bang Georgia Kelly Loeffler cũng đã tweet: “Hãy nhớ rằng, chính Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lây lan virus cho Tổng thống và Đệ nhất phu nhân của chúng ta, và chúng ta phải bắt họ chịu trách nhiệm”.

Ngày càng có nhiều ngôn luận như thế này, điều này cho thấy điều gì? Rõ ràng, tình hình bầu cử của Hoa Kỳ có thể đang trải qua một sự thay đổi quan trọng: đó là ngày càng nhiều người Mỹ không còn đổ lỗi cho việc ông Trump ngăn chặn đại dịch viêm phổi Vũ Hán không hiệu quả, mà đang bắt đầu hỗ trợ ông Trump trong việc điều tra sự lây lan độc hại của virus ra cộng đồng quốc tế và trách nhiệm của ĐCSTQ.

Những gì chúng ta thấy là báo cáo mới nhất do Nhóm công tác của Hạ viện về vấn đề Trung Quốc đưa ra đã nêu rõ rằng, Hoa Kỳ không nên theo đuổi mục tiêu chung sống lâu dài với ĐCSTQ.

Tất cả những hành động này chỉ thể hiện một ý nghĩa, đó là chuyền đạn và súng vào tay Trump, chỉ chờ ông bóp cò.

Từ góc độ này, khi Trump thông báo rằng ông đã xuất viện, ông nói, đừng sợ virus, có lẽ nó bao hàm một ý nghĩa khác, bởi vì sự phục hồi nhanh chóng và chiến thắng của ông trước virus vô tình hay hữu ý đã mang tính biểu tượng cho chiến thắng trước ĐCSTQ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP