Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam

Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam

Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam

Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam

Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam
Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam
Thứ sáu, 19-04-2024 19:13, (GMT+07:00)
Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề, tập trung toàn lực vào Việt Nam
26-10-2020 18:23

 

Bộ Tứ bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ, đang trở thành cơn ác mộng lớn nhất của Bắc Kinh, khi liên minh này ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc chống lại Trung Quốc trên mọi vấn đề và ở mọi nơi.

Bộ Tứ được coi là một diễn đàn chiến lược không chính thức, nhưng đang trở thành một hệ thống liên minh chính thức chống lại Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hiện, liên minh này đã bắt đầu hành động và dẫn đầu thế giới tự do chống lại “rồng giấy” Trung Quốc. 

Bộ Tứ đã khởi động việc xác định từng vấn đề có thể xảy ra để chống lại đối thủ chung của mình là Trung Quốc. Liên minh này đã đối đầu với Trung Quốc ở Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á, khu vực đảo Thái Bình Dương và Châu Đại Dương, nhằm xóa bỏ sự bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.

Trên thực tế, kể từ khi các quốc gia dân chủ do Hoa Kỳ lãnh đạo bắt đầu tách khỏi Trung Quốc do chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) độc tài cai trị, Bộ Tứ đã chủ động tiến lên. Ngày nay, ĐCSTQ xuất hiện ở đâu thì đều sẽ thấy Bộ Tứ ở đó để áp chế.

Ví dụ, Nam Á và Đông Nam Á là 2 khu vực có tầm quan trọng chiến lược đáng kể ngày nay, do những khu vực này ở vị trí trung tâm trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. ĐCSTQ đang cố gắng gây ảnh hưởng bất đối xứng về quân sự và kinh tế ở cả 2 khu vực này, nhưng Bộ Tứ xuất hiện ngay lập tức. 

Hiện tại, Hải quân Mỹ, Úc và Nhật Bản đã hợp tác để tập trận hải quân ở khu vực Biển Đông, nơi mà Trung Quốc và các quốc gia khác đang tranh chấp quyết liệt. Bản thân Ấn Độ đã thể hiện ý định đóng một vai trò nhất định trong các tuyến đường thủy đang tranh chấp ở Biển Đông.

Đối với Khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á, Bộ Tứ ​​có kế hoạch cho Cuộc tập trận Malabar tiếp theo có khả năng được tổ chức ở Vịnh Bengal và Biển Ả Rập. Đây là tín hiệu rõ ràng nhất về sự đối đầu giữa Bộ Tứ và Trung Quốc, thông qua sự hiện diện quân sự của cả 4 nước ở khu vực Ấn Độ Dương.

Ngoài việc áp chế sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc, Bộ Tứ cũng đang củng cố chỗ đứng ngoại giao và kinh tế của mình, trong một nỗ lực rõ ràng để loại Trung Quốc ra khỏi cả 2 khu vực. Ví dụ, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đang hỗ trợ Bangladesh tách khỏi ĐCSTQ. Tương tự, Ấn Độ và Mỹ cũng đang tìm cách kéo Colombo về phía mình và loại bỏ Trung Quốc. Đối với quốc gia Maldives ở Nam Á, Mỹ và Ấn Độ cũng đang gia tăng áp chế ảnh hưởng của Trung Quốc với quốc gia này. 

Ở khu vực Đông Nam Á, toàn bộ Bộ Tứ đã tập trung toàn lực vào Việt Nam - quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đồng thời, các quốc gia thành viên trong Bộ Tứ không ngừng tăng cường gắn kết với các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar.

Ngoài ra, 4 quốc gia này cũng có mối quan hệ rất đặc biệt với quốc đảo Đài Loan dân chủ, bất chấp Bắc Kinh khăng khăng yêu cầu thế giới tuân thủ chính sách 'Một Trung Quốc' và liên tục lên tiếng chỉ trích các hành động can thiệp vào vấn đề giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Bộ Tứ đã ủng hộ ASEAN trong những tranh chấp đối với khu vực Biển Đông và các vấn đề khác, từ đó thúc đẩy ASEAN chống lại Bắc Kinh. Chính sách này của Bộ Tứ đã mang lại hiệu quả tuyệt vời. Ngày nay, Trung Quốc khó có thể xoa dịu một Đông Nam Á ngày càng dũng cảm đối đầu. Đồng thời, cả 4 quốc gia cũng đang có được ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực bằng cách loại bỏ ĐCSTQ.

Ở các khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương khác, có thể thấy Bộ Tứ đã áp chế Trung Quốc hoàn toàn. Chẳng hạn, khu vực Đảo Thái Bình Dương là một vùng biển rộng lớn trải dài từ Đảo Phục Sinh ở phía đông, đến Hawaii ở phía bắc, đến New Caledonia và Palau ở phía tây, đến Tonga ở phía nam.

Tại vùng biển này, Trung Quốc vốn giành quyền kiểm soát áp đảo đối với các hòn đảo nhỏ nằm rải rác khắp khu vực đảo Thái Bình Dương rộng lớn. Tuy nhiên, Bộ Tứ đã xuất hiện và bắt đầu trao quyền cho các quốc đảo có vị trí chiến lược như Palau.

Dù chỉ là một quốc đảo nhỏ bé so với Trung Quốc rộng lớn, nhưng Palau đã thể hiện ý chí đối đầu với Trung Quốc của mình. Động thái này của Bộ Tứ là một thông điệp rất rõ ràng: Bộ Tứ sẽ không để Trung Quốc vươn dài các xúc tu của mình.

Quốc đảo này đã tặng đất cho Hoa Kỳ để Washington tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Thái Bình Dương. Vào tháng 9/2019, Tổng thống của Palau là ông Tommy Remengesau Jr., đã đề nghị Hoa Kỳ sử dụng đất của quốc gia mình để xây dựng cảng, căn cứ quân sự và sân bay để đối phó với Trung Quốc.

Tương tự, ở khu vực Châu Đại Dương, Úc đã thuyết phục được Papua New Guinea về những nguy hiểm vốn có liên quan đến sự can dự của ĐCSTQ. Do đó, Port Moresby (thủ đô Papua New Guinea) đã bắt đầu có một khoảng cách an toàn với Bắc Kinh.

Cuối cùng là ở châu Phi, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đã tìm cách làm suy yếu tham vọng đế quốc của Trung Quốc. Trung Quốc đã tìm cách nắm giữ Lục địa châu Phi giàu tài nguyên thông qua các bẫy nợ công. Nhưng giờ đây, 3 quốc gia thành viên của Bộ Tứ đã bắt đầu xây dựng các giải pháp thay thế khả thi và an toàn hơn, để chống lại các khoản đầu tư kiểu chiến lang của Trung Quốc, nhằm hỗ trợ châu Phi thoát khỏi ĐCSTQ.

Có thể thấy, Bộ Tứ đang sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề có thể xảy ra liên quan đến Trung Quốc, và can thiệp vào các vấn đề giữa các đối thủ với ĐCSTQ.

Nguyễn Minh
Theo TFI Global

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP