Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam

Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam

Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam

Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam

Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam
Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam
Thứ sáu, 19-04-2024 13:23, (GMT+07:00)
Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam
26-02-2021 09:55

Trung Quốc tiếp tục sử dụng chiến thuật ‘xa thân gần đánh’ hòng chia rẽ các quốc gia có lợi ích xung quanh vùng biển này, cũng như tăng cường hoạt động. Hoa Kỳ một lần nữa tái khẳng định sự công nhận về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hồi năm 2016 về Biển Đông. Trong khi đó, về phía Việt Nam lại âm thầm tăng cường hàng phòng thủ trên quần đảo Trường Sa, xích lại gần châu Âu trên mặt trận quân sự. Hải quân Pháp cũng liên tục hiện diện ở đây,… 

Biển Đông sôi sục: Nhiều phản ứng từ Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và Việt Nam

Tuần dương hạm USS Chancellorsville tại Hong Kong, ngày 21/11/2018. (Ảnh minh họa: AFP)

Trung Quốc dường như muốn lặp lại chiến thuật ‘viễn giao cận công’ mà nhà Tần dùng để thống nhất bảy nước thời Chiến quốc, khi cam kết rằng Luật Hải Cảnh không nhắm vào Philippines, mà theo các nhà quan sát, Trung Quốc đang muốn cô lập Việt Nam. Ít nhất hai cơ sở tên lửa đất đối không đã được xây dựng sát biên giới Việt – Trung. 

Việt Nam tỏ ra vô cùng thận trọng, ngay từ vấn đề ngoại giao. Trong lần kỷ niệm Cuộc chiến biên giới 1979 gần đây, truyền thông Việt Nam rất hạn chế gọi đó là chiến tranh, thậm chí hạn chế nhắc đến tên Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn tỏ ra mềm mỏng khi họp báo về các hoạt động của họ.

Tuy nhiên dù thận trọng, không có nghĩa là Việt Nam không làm gì. Báo cáo gần đây của một tổ chức nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Washington cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở quần đảo Trường Sa trong hai năm qua, cũng như hợp tác với Nhật Bản nhiều hơn trong việc xây dựng lực lượng hải cảnh. 

Trong bối cảnh Quan hệ Việt Nam Trung Quốc những năm gần đây càng xa rời nhau, Việt Nam ngày càng xích lại với châu Âu nhiều hơn, bao gồm cả kinh tế lẫn quân sự. Trong một diễn biến liên quan, hôm 18/02 vừa qua, hai chiến hạm Pháp đã ra khơi tiến về biển Đông, trong một chiến dịch kéo dài 5 tháng, bất chấp phản ứng từ Trung Quốc.

Việt Nam hẳn vẫn để ngỏ khả năng khởi kiện Trung Quốc như cách Philippines đã làm, gần đây nhất đã tích cực ứng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định công nhận phán quyết của Tòa PCA về Biển Đông, gọi đó là “cuối cùng và ràng buộc pháp lý đối với tất cả các bên”.

Các nhà quan sát cho rằng Tập Cận Bình đang chờ cơ hội để tấn công Đài Loan, rất có thể sẽ diễn ra bất ngờ trong một vài năm tới. Ngay sau đó, mục tiêu hàng đầu mà Trung Quốc nhắm đến rất có thể là Việt Nam.

Từ Thức - The Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP