Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm

Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm

Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm

Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm

Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm
Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm
Thứ sáu, 29-03-2024 06:05, (GMT+07:00)
Bắt chước theo video trên Youtube, bé gái 5 tuổi treo cổ, tử vong thương tâm
16-10-2020 18:11

Vào ngày 12/10 vừa qua, cháu V.T.D. 5 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh đã dùng khăn voan để treo cổ dẫn đến cái chết thương tâm. Được biết, cháu bé làm ra hành động này là do bị ảnh hưởng từ những video clip cháu xem trên mạng. Có khá nhiều video “núp bóng” hoạt hình có những hình ảnh phản cảm, bạo lực như dùng dao tự rạch lên người, tự nhổ răng đầy máu me, và thậm chí là... cắt đầu. Đây là một lời cảnh tỉnh vô cùng đau đớn cho các bậc phụ huynh có con nhỏ cần phải cẩn thận kiểm soát những nội dung mà con em mình đang xem.

Bé gái 5 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh treo cổ dẫn đến tử vong thương tâm. Nguyên nhân được cho là em đã bắt chước video trên Youtube. (Ảnh tổng hợp)

Mới đây, cư dân mạng trong nước đã vô cùng sửng sốt và đau lòng khi đọc được bài chia sẻ của chị Ngô Nguyệt (hiện đang sống ở TP.HCM) về cái chết thương tâm của cô cháu gái 5 tuổi của chị. Chị Nguyệt chia sẻ rằng cháu gái của chị tên là V.T.D. đã tử vong thương tâm do học theo trò chơi treo cổ trên Youtube.

Chị Nguyệt kể lại, vào lúc 14h10 phút ngày 12/10, trong khi cháu D. ở nhà với ông bà ngoại, trong lúc mọi người không chú ý, cháu bé đã lấy một chiếc khăn voan buộc vào thành giường tầng trong phòng ngủ và tự treo cổ mình. 

Khi cả nhà phát hiện thì D. đã rơi vào trạng thái bất tỉnh. Sau đó mọi người vội vàng đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu nhưng D. đã không qua khỏi, và ra đi vào lúc 18h10 phút cùng ngày. Các bác sĩ kết luận cháu tử vong do bị ngạt, chết não, ngưng tim.

Bé gái 5 tuổi tử vong
Bé V.T.D (5 tuổi) đã tử vong thương tâm sau khi học theo trò chơi "treo cổ" trên YouTube.

Chị Nguyệt nghẹn ngào chia sẻ: "Cháu gái của mình mất do nghịch dại theo mấy clip trên YouTube mà cháu đã vài lần vô tình xem được, gia đình cũng không thể kiểm soát hết. 

Chỉ có mấy phút không để mắt tới cháu mà một đứa trẻ 5 tuổi hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng ấy đã ra đi mãi mãi. Cháu của mình rất ngoan ngoãn, thông minh và lễ phép, cháu không đáng phải nhận kết thúc bi thảm này. Cháu chỉ nghĩ rằng mình đang chơi một trò chơi vô hại mà thôi.

Tất cả đã không kịp, không thể chiến thắng được tử thần để rồi mang đi đứa trẻ ngoan ngoãn, xinh xắn rời xa vòng tay gia đình, xa bố mẹ, ông bà, người thân mãi mãi..."

Bé gái 5 tuổi tử vong
D. được dì nhận xét là ngoan ngoãn, thông minh và lễ phép.

Chia sẻ câu chuyện này với mọi người, chị Nguyệt hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung mà con em mình tiếp xúc trên mạng, đặc biệt là trên Youtube hàng ngày. Bởi lẽ các cháu bé còn quá nhỏ, chưa thể phân biệt việc làm nào có hại việc nào không, và hay bắt chước theo những gì mà mình nghe hay nhìn thấy. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi trên mạng tràn ngập những thông tin và video clip độc hại, không phù hợp với trẻ nhỏ nhưng lại được đăng tải tràn lan để câu view, kiếm tiền.

Người nhà của cháu bé cho biết, bình thường D. cùng cháu nhỏ khác hay xem Youtube cùng nhau. Vì tivi của gia đình có kết nối Internet nên có thể bật Youtube trên tivi, các cháu thường hay tự bật và xem. Gia đình cũng không biết cháu D. học theo kênh youtube nào, chỉ biết rằng cháu hay xem chương trình heo Peppa (Peppa Pig).

Peppa Pig là gì?

Peppa Pig là series phim hoạt hình Anh dành cho lứa tuổi mẫu giáo, do Astley Baker Davies đạo diễn và hợp tác sản xuất cùng Entertainment One. Series về gia đình lợn hồng chính thức lên sóng lần đầu tiên vào ngày 31/5/2004.

Tính đến năm 2010, Peppa Pig đã được trình chiếu trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, lượng fan đông đảo nhất của gia đình lợn hồng chủ yếu đến từ Anh, Mỹ và Trung Quốc.

Mỗi tập phim Peppa Pig dài khoảng 5 phút, nhưng cũng có những tập đặc biệt dài tới 10 - 15 phút. Chủ yếu xoay quanh cuộc sống của Peppa (Peppa là lợn chị, George là lợn em cùng bố mẹ lợn Daddy và Mommy) - một cô lợn cái được nhân cách hóa, cũng như gia đình và bạn bè của nhân vật này.

Bối cảnh trong mỗi tập phim rất gần gũi và quen thuộc, gồm các hoạt động thường ngày như đi chơi, đi bơi, thăm bà con họ hàng...

Giống như nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng khác, Peppa Pig cũng bị làm nhái thành những clip với nội dung phản cảm, đầy bạo lực. Những nội dung này đăng tải công khai trên Youtube khiến nhiều trẻ nhỏ vô tình xem được và học theo.

Bạo lực, máu me "núp bóng" Peppa Pig

Chia sẻ những thông tin đáng lo ngại, Huyền Chi, một bà mẹ có hai con đến từ Hải Phòng, cảnh báo: "Mọi người có con nhỏ hay xem Youtube nên để ý các kênh con xem. Vì dù là YouTube Kid nhưng vẫn có những video hoạt hình trá hình (Peppa Pig) dạy các bé tự tử, bạo lực như nhiều người đang chia sẻ. Đoạn đầu sẽ là clip bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đó là những hành động bạo lực mà nền vẫn là nhạc hoạt hình nên nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không biết được". 

Đó là các video rất đáng sợ bắt chước theo phim Peppa Pig với tựa đề giống y hệt những tựa đề phim này trên YouTube. Trong các video này có hình ảnh dùng dao cắt trên người, cảnh tự nhổ răng đầy máu me, thậm chí là... cắt đầu.

Peppa Pig
Peppa Pig dùng dụng cụ gọt hoa quả để cắt tay.
Peppa Pig
Bố heo cầm chiếc dao dính máu, trên bàn là một chiếc đầu của mẹ heo, hình ảnh không khác gì trong phim kinh dị.
Peppa Pig
Không những thế, Peppa Pig còn cầm súng bắn người.
Peppa Pig
Chắc chắn nhiều phụ huynh sẽ phải rùng mình khi xem hình ảnh này.
Peppa Pig
Peppa Pig cầm súng tự dí vào đầu mình.

Đây là một cảnh báo rất đáng lo ngại. Vì ở Việt Nam, hiện có nhiều bố mẹ cho con xem phim hoạt hình Peppa Pig trên YouTube bằng tiếng Anh để con nghe học tiếng Anh. Trong khi đó, cơ chế liên kết các video cùng chủ đề dễ khiến cho trẻ em "lạc" vào các clip này. 

Kinh hoàng với "Thử thách Momo"

Trước đó, có một thời gian nhân vật Peppa Pig cũng bị kẻ xấu lợi dụng, lồng vào hình ảnh quái vật momo để xúi giục người chơi tự tử.

Thử thách Momo
Trào lưu "thử thách tự sát Momo" này bắt đầu từ đầu tháng 8/2018 nhưng gần đây nó đã xuất hiện ẩn bên trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Peppa Pig.

Nhân vật búp bê Momo hay cụ thể là "Thử thách Momo" (Momo Challenge) được cho là trào lưu đến từ nước Anh từ tháng 8/2018. Trong các đoạn video "Thử thách Momo", nhân vật Momo là một người phụ nữ đầu người thân gà có mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi như zombie sẽ có những lời nói hướng dẫn người xem cách tự tử hoặc tự làm hại bản thân.

Khi trẻ em tham gia thử thách Momo, chúng sẽ liên lạc với một người lạ ẩn danh có tên là Momo với hình ảnh đáng sợ (mặt dài, mắt to...) và giao tiếp chủ yếu thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp. 

Momo khuyến khích người tham gia hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau nếu họ muốn tránh bị "nguyền rủa". Một số nhiệm vụ bao gồm tự gây hại, mà Momo yêu cầu người tham gia cung cấp bằng chứng chụp ảnh để tiếp tục trò chơi. Cuối cùng, trò chơi kết thúc với việc Momo nói với người tham gia lấy mạng sống của chính họ và ghi lại trên phương tiện truyền thông xã hội.

Thử thách Momo được ghi nhận là bắt các em nhỏ làm theo những gì Momo bảo: Uống thuốc tự tử, đợi bố mẹ ngủ rồi bật lò nướng và để đấy, cách đâm người, cách cắt tay tử tự và nhiều trò bạo lực khác.. Trẻ cũng không được nói cho ai biết, nếu không gia đình sẽ bị xui xẻo hoặc sẽ bị Momo bắt. 

Ngày 27/2/2019, đài CBS News (Columbia, Mỹ) có bản tin cảnh báo về trò chơi này. Bản tin cho biết cảnh sát và các trường học đang đưa ra cảnh báo cho phụ huynh trên phương tiện truyền thông xã hội về sự xuất hiện của game Thử thách Momo. 

Vào tháng 8/2018, cơ quan thực thi pháp luật đã điều tra ảnh hưởng của Thử thách Momo đối với cái chết của một trẻ 12 tuổi ở Argentina, khiến các bậc cha mẹ trên toàn cầu lo lắng về những nguy cơ thực sự này. 

Năm 2018, trò chơi Blue Whale Challenge (Thử thách Cá voi xanh) cũng gây lo ngại khắp thế giới. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4 giờ sáng mỗi ngày. 

Game dẫn dắt người chơi thực hiện nhiều việc làm khác nhau, từ bình thường đến nguy hiểm, từ nhẹ nhàng đến "đẳng cấp cao", như trao đổi trên mạng về cá voi xanh; xem phim Cá voi xanh; xem phim kinh dị; vẽ hình cá voi xanh (bằng bút bi) lên cơ thể; sử dụng dao, lưỡi lam hoặc kim khâu để tạo hình dáng cá voi lên cánh tay hoặc chân... Vào ngày cuối cùng (ngày thứ 50), người chơi sẽ được cộng đồng mạng thừa nhận là "người chiến thắng" khi "dũng cảm" tự kết liễu đời mình (tự sát)...

Những video clip và trào lưu xấu trên mạng này đang có ảnh hưởng không hề nhỏ tới trẻ em, khiến chúng bị ám ảnh, thậm chí còn gây ra nhiều cái chết đau lòng. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung mà con em mình tiếp xúc trên mạng, đặc biệt là trên Youtube hàng ngày. 

Thanh Hương - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP