Thế giới đang chứng kiến tình trạng bạo lực ở Hồng Kông, nơi có các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, nhưng chúng ta cũng không thể quên những vi phạm nhân quyền đối với các nhóm thiểu số và tôn giáo khác ở Trung Quốc, theo Epoch Times ngày 7/12.

Ngày 21/11, các phương tiện truyền thông đã đưa tin về những người biểu tình Hồng Kông, những người ẩn náu bên trong Đại học Bách khoa, bất chấp sự bao vây của cảnh sát. Họ đã để lại một thông điệp cảnh báo dưới đây cho cộng đồng quốc tế:

“Thế giới thân mến, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ xâm nhập vào chính phủ của bạn, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ can thiệp vào lập trường chính trị của các bạn, Trung Quốc sẽ thu hoạch tạng của các bạn giống như ở Tân Cương. Hãy cảnh giác nếu không bạn sẽ là người bị hại tiếp theo”.

Tin nhắn của những người biểu tình
Một tin nhắn của những người biểu tình tại Đại học Bách khoa Hồng Kông ở quận Hung Hom, Hồng Kông hôm  21/11/2019 (ảnh: Getty Images).

Thời báo Epoch Times đã chỉ ra 4 cuộc đàn áp lớn, trong đó có một cuộc đàn áp dã man mà báo chí vẫn chưa đưa tin một cách rộng rãi.

1. Đàn áp Pháp Luân Công

Trong danh sách các cuộc đàn áp mà thế giới hiện đang chứng kiến, cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, những người tu luyện để làm người tốt, có lẽ là một trong những sự việc mà phương tiện truyền thông ít đưa tin nhất.

Môn Pháp Luân Công lần đầu tiên được giới thiệu tại Trung Quốc vào tháng 5/1992. Chỉ trong một thời gian ngắn, môn tập đã trở nên phổ biến vì lợi ích sức khỏe rộng khắp và triết lý sống rõ ràng. Môn tập tôn vinh các giá trị đạo đức truyền thống, tu luyện tinh thần theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.

Hàng trăm học viên Pháp Luân Công tập công chung tại Quảng trường Địa chất Trường Xuân vào sáng tháng 5/1998. (Ảnh: Minghui)

Số người tập luyện Pháp Luân Công tăng lên hàng ngày. Chỉ trong vòng 5 năm đã có hơn 70 triệu người theo tập, số lượng nhiều hơn cả đảng viên của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giang Trạch Dân đã đố kỵ và phát động một cuộc đàn áp quy mô toàn quốc vào ngày 20/7/1999.

Phim ngắn: Tiết lộ số phận hơn 70 triệu con người không phải ai cũng biết

Trong 20 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã bắt giam và tra tấn những học viên Pháp Luân Công. Nhiều kiểu tra tấn tàn bạo được sử dụng, trong đó có: đánh đập, gây sốc bằng dùi cui điện, bức thực, còng tay chân theo kiểu ‘xuyên kim’, treo ngược đầu xuống đất, hiếp dâm tập thể, ép chặt dưới giường, cho côn trùng đốt, chọc bằng các đồ vật, đổ nước lạnh lên người và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc v.v.. 

Một phương pháp tra tấn: Xiềng xích tay và chân (ảnh: Minghui.org).

Hơn 4.000 học viên được xác nhận đã bị sát hại trong các cuộc đàn áp. Hạ nghị sỹ Christopher Smith, viết trong một lá thư gửi cuộc mít tinh ở Washington DC năm 2017, nêu rõ: “ĐCSTQ đã tìm cách không cho mọi người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Chiến dịch tàn bạo của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt và vu khống Pháp Luân Công, trong hai thập niên qua, là một trong những những tội ác lớn nhất đối với nhân loại. Chịu trách nhiệm cho những tội ác này chính là ĐCSTQ”.

Trong những năm gần đây, có nhiều báo cáo cho thấy ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, mà phần lớn là các học viên Pháp Luân Công.

Theo một báo cáo năm 2016, mang tên “Thu hoạch đẫm máu. Kẻ thảm sát: Bản cập nhật” của ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách châu Á – Thái Bình Dương, ông Ethan Gutmann, ứng cử viên giải Nobel Hòa bình và luật sư nhân quyền David Matas, số lượng nội tạng bị mổ cướp mỗi năm ước tính dao động trong khoảng từ 60.000 đến 100.000, nhưng chính quyền Trung Quốc nói rằng chỉ thực hiện 10.000 ca ghép tạng mỗi năm.

2. Đàn áp các Ki-tô hữu tại gia

Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin rộng rãi về cuộc đàn áp các Ki tô hữu Tại gia ở Trung Quốc. Nhà thờ Cơ đốc giáo đã bị ĐCSTQ coi là mối đe dọa do sự khác biệt về ý thức hệ.

Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, một số chuyên gia độc lập ước tính rằng rằng có hơn 100 triệu tín đồ Cơ đốc ở Trung Quốc. Con số này vượt quá số đảng viên của ĐCSTQ. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đố kỵ và gia tăng đàn áp đối với tôn giáo này.

Tín đồ Công giáo Trung Quốc cầu nguyện trong ngày Thánh Lễ Chủ Nhật trong Tuần Thánh lễ Phục sinh tại một nhà thờ “ngầm” hôm 9/4/2017, gần Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (ảnh: Getty Images).

Một ví dụ tiêu biểu, chính phủ Trung Quốc đã lắp đặt camera giám sát trong các nhà thờ vào năm 2017, nhằm theo dõi số lượng người Cơ đốc giáo đang gia tăng ở tỉnh Chiết Giang, với lý do để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Điều này đã khiến các thành viên nhà thờ rất bối rối và bất đồng.

Chính quyền Trung Quốc cũng đặt ra các hạn chế đối với việc treo thập tự giá, bắt đầu từ năm 2014. Thời báo New York Times đã đưa tin, theo một chỉ thị dài 36 trang, các thập tự giá không được phép lắp đặt trên nóc các nhà thờ, mà phải đặt ở mặt tiền của tòa nhà. Màu của thập tự giá phải hòa lẫn với màu của nhà thờ. Thập tự giá cũng không được vượt quá 1/10 chiều cao của mặt tiền tòa nhà.

Trong năm 2018, lúc sắp sửa bắt đầu mùa Giáng sinh, một số tín đồ và một mục sư của nhà thờ Tin lành ‘Tảo Vũ Thánh Ước’ ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị cảnh sát giam giữ chỉ vì nhà thờ này đã không đăng ký hoạt động với chính quyền Trung Quốc. Những nhà thờ không đăng ký như vậy ở Trung Quốc sẽ chính thức bị chính quyền Trung Quốc coi là “những nhà thờ ngầm”.

Các tín đồ bị cảnh sát ép buộc phải ký một bản cam kết, hứa rằng họ sẽ không đến nhà thờ nữa.

3. Đàn áp người Tây Tạng

Kể từ khi khu vực Tây Tạng bị đặt dưới sự cai trị của chính quyền Trung Quốc vào năm 1950, người dân ở đó đã bị đàn áp vì đức tin Phật giáo Tây tạng của mình. Trong 5 thập niên, nhiều cuộc nổi dậy đã xảy ra ở khu tự trị, trong đó có một cuộc nổi dậy nổi tiếng, bắt đầu vào ngày 10/3/1959, sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã phải chạy đến Ấn Độ và sống lưu vong kể từ đó. 

Ngày 14/3/2008, những người biểu tình do các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng dẫn đầu hô vang khẩu hiệu và mang quốc kỳ Tây Tạng. Sau đó bị cảnh sát chống bạo động chặn lại trong một cuộc biểu tình gần Tu viện Labrang lịch sử (ảnh: Getty Images).

Do chính sách “cải cách” bắt buộc của chính quyền Trung Quốc, bao gồm việc loại bỏ quyền lãnh đạo của các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, xóa bỏ hệ thống xã hội truyền thống của Tây Tạng, nên bất bình xảy ra và nhiều người Tây tạng đã bị đánh đập, tra tấn, sát hại và bỏ tù.

Theo Báo cáo về “Tự do trên thế giới 2018”, của tổ chức Freedom House, nhiều nhà báo, trí thức và nhạc sĩ người Tây Tạng đã bị tống giam vì chính quyền Trung Quốc cho rằng sự biểu đạt văn hóa Tây Tạng là có liên quan đến chủ nghĩa ly khai.

Báo cáo cũng nêu rõ: “Trong năm 2017, người Tây Tạng được cho là tiếp tục bị giam giữ hoặc bị kết án tù vì các hành động như phát tờ rơi hoặc bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và tự do cho Tây Tạng, chia sẻ hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc cờ Tây Tạng trên WeChat, hoặc gửi thông tin ra nước ngoài về các cuộc biểu tình tự thiêu”.

Người Tây Tạng có nguy cơ mất đi nền văn hóa truyền thống của mình, những người cố gắng tổ chức những lớp học tiếng Tây Tạng cho con em của mình, đang phải đối mặt với sự đàn áp của ĐCSTQ.

Một chỉ thị của chính quyền mà tổ chức nhân quyền Tây Tạng ‘Tibet Watch’ có được vào tháng 12/2018 cho thấy các quan chức địa phương sẽ “buộc các tu viện dừng việc điều hành các trường học” ở thị trấn Nangqen phía đông Tây Tạng.

“Đây thực sự là một sự vi phạm hiến pháp Trung Quốc”, ông John Jones, người quản lý Chiến dịch Tây Tạng Tự Do, nói với Epoch Times.

4. Đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Người Duy Ngô Nhĩ, thuộc nhóm dân tộc Turkic thiểu số, sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc của Trung Quốc, đã đối mặt với sự gia tăng đàn áp từ chính quyền Trung Quốc trong những năm gần đây. 

Cảnh sát Trung Quốc xô đẩy những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đang biểu tình tại một khu phố vào ngày 7/7/2009, tại Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)

Phần lớn người Duy Ngô Nhĩ là tín đồ Hồi giáo. Họ đã bị bắt giữ và chuyển đến các trại giam, để “học tập chính trị” và bị ép buộc phải từ bỏ đức tin của mình.

Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nghĩ và những nhóm người thiểu số theo Hồi giáo khác, bị giam giữ trong các “trung tâm cải tạo lao động”.

Video: Tại sao người đàn ông Ngô Duy Nhĩ phải đau khổ thốt lên: tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn

Theo Epoch Times, người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giữ vì những lý do như: liên lạc với bạn bè hoặc người thân ở nước ngoài, đi du lịch ra nước ngoài, để râu, tham dự các cuộc họp tôn giáo, những người có người thân đang ở trong các cơ sở giam giữ.

Các cựu tù nhân cũng đã kể cho Epoch Times về những hành vi vi phạm nhân quyền bên trong các cơ sở này, chẳng hạn như việc họ bị tra tấn, bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và bị hãm hiếp.

Đối với những người Duy Ngô Nhĩ khác, họ cũng không tránh khỏi cuộc đàn áp tà ác. Bản sắc văn hóa của họ có nguy cơ biến mất do chính sách giáo dục song ngữ mà ĐCSTQ tiến hành. 

Hai phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đi ngang qua những cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đang đứng gác bên ngoài ‘Grand Bazaar’ ở quận Uyghur của thành phố Urumqi, Tân Cương, Trung Quốc hôm 14/7/2009. (Ảnh: Getty Images)

Theo một báo cáo năm 2015 được công bố bởi Chương trình Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ, (UHRP), tiếng Quan thoại đã trở thành ngôn ngữ giảng dạy chính trong các trường tiểu học và trung học ở Tân Cương từ năm 2004.

Do hậu quả của chính sách này, nhiều người Duy Ngô Nhĩ trẻ tuổi cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng đúng đắn và thích hợp ngôn ngữ bản địa của mình.

Theo ĐKN